Cách đàm phán lương với ứng viên

anh.ly@glints.com

[email protected]

February 22, 2023
cách đàm phán lương với ứng viên

Quy trình đàm phán (deal) lương hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí tuyển dụng nhân sự và ứng viên cũng cảm thấy được đánh giá cao. Tuy nhiên, đàm phán lương không phải là việc đơn giản, đòi hỏi nhà tuyển dụng phải khéo léo và cẩn thận. Vậy có những cách đàm phán lương với ứng viên nào? Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của Glints

I. Bốn cách đàm phán lương với ứng viên hiệu quả

1. Thiết lập khung lương

Với mỗi vị trí cần tuyển, bạn hãy chuẩn bị kỹ càng và đưa ra khung lương cụ thể. Hãy đảm bảo rằng bạn đã có sẵn mức lương thấp hơn và cao hơn con số trung bình để ứng biến trong buổi đàm phán với ứng viên.

Ngoài ra, mức đề nghị thấp nhất vừa phải phù hợp với mặt bằng chung của ngành vừa phải tạo ra sức hấp dẫn đối với ứng viên. Để làm được như vậy, bạn cần hiểu rõ thông tin về thị trường nhân sự thông qua các số liệu cụ thể do Cục thống kê phân tích.

>>> Tham khảo thêm: Ebook ” 7 Chiến Lược Để Xây Dựng Mạng Lưới Ứng Viên Vững Mạnh”

>>> Tham khảo thêm: Các câu hỏi phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Các hình thức tuyển dụng nhân sự bạn cần biết

>>> Tham khảo thêm: Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp

2. Đàm phán lương bằng việc minh bạch

Đây cũng là một nghệ thuật đàm phán lương với ứng viên mà bạn cần quan tâm. Ứng viên thường mong muốn nhận được một con số cụ thể để họ biết được bản thân đáng giá bao nhiêu và cân nhắc đó có phải là công việc phù hợp, doanh nghiệp tốt để gắn bó lâu dài. Dù rằng nghe qua có vẻ đơn giản nhưng các vấn đề liên quan đến tài chính luôn khó khăn và phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

cách đàm phán lương với ứng viên

Vậy phải làm sao để thỏa mãn mong muốn của ứng viên nhưng vẫn tuân theo quy định của doanh nghiệp? Bạn hãy hỏi ứng viên đang tìm kiếm điều gì hoặc mong đợi như thế nào với những điều khoản tại doanh nghiệp. Điều này có vẻ vô lý nhưng sẽ giúp hạn chế rất nhiều vấn đề có thể phát sinh và hầu hết mọi ứng viên đều trả lời cho câu hỏi này.

3. Đặt yếu tố con người làm trọng tâm

Làm sao để bạn có thể thu hút sự quan tâm của ứng viên trước khi chính thức bắt đầu buổi đàm phán lương? Đó chính là hiểu được yếu tố nào quan trọng đối với họ, có thể là lương thưởng, ngày nghỉ phép, hỗ trợ sức khỏe hay văn hóa công ty,… Chìa khóa ở đây là tạo ra một “gói” phúc lợi mà cả doanh nghiệp và ứng viên đều cảm thấy hài lòng. 

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng: yếu tố con người tác động rất lớn đến sự thành công của tổ chức, góp phần tạo nên sức mạnh tiềm ẩn của mọi doanh nghiệp. Theo đó, tìm hiểu nhu cầu của ứng viên không chỉ là bước đầu giúp bạn thu hút nhân tài, mà còn giữ chân họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững.

4. Đề cập đến các khoản thưởng

Đề cập đến các khoản thưởng cũng là một trong các kỹ năng đàm phán lương mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh việc thu hút nhân tài bằng mức lương, bạn cần bổ sung các khoản thưởng, hoa hồng hay quyền mua cổ phiếu trong doanh nghiệp. Để làm được điều này, bạn cần xây dựng chế độ phúc lợi sớm để ứng viên tiềm năng có thể đánh giá toàn diện về vị trí mà họ ứng tuyển.

II. Ba kịch bản để đàm phán lương với ứng viên

Không hiếm các trường hợp nhà tuyển dụng rơi vào tình cảnh căng thẳng và khó khăn khi đàm phán lương với ứng viên. Vì vậy, bạn có thể tham khảo 3 kịch bản ứng phó trong buổi đàm phán lương để hạn chế rủi ro như sau:

1. Ứng viên ngại nhắc đến tiền bạc

Trường hợp ứng viên ngại ngần, e dè nói về tiền bạc, bạn hãy gợi ý họ lý do tại sao bạn nói về vấn đề này: ”Tôi rất mong được hiểu rõ hơn về mức lương có thể thu hút bạn gia nhập vào doanh nghiệp chúng tôi?”. Nếu điều này không thể khai thác thông tin từ ứng viên thì bạn hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện thay vì thảo luận.

Giả sử, bạn phỏng vấn một ứng viên cho ngành công nghiệp cao. Thay vì hỏi về mức lương trước đây của họ hoặc kỳ vọng hiện tại, hãy chia sẻ một câu chuyện khách quan về ngành của họ, điển hình như: “Theo tôi được biết thì các nhân tài trong lĩnh vực này đang khó tìm, và mức giá đang được đẩy lên, bạn nghĩ sao về điều đó?”

Một khi cuộc thảo luận không còn nói về tình hình tiền lương của ứng viên, họ sẽ sẵn sàng để trao đổi hơn.

>>> Tham khảo thêm: Các phương pháp sàng lọc ứng viên trong tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Ebook “Cẩm Nang Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Cho Doanh Nghiệp”

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!

2. Mức lương doanh nghiệp đề xuất thấp hơn giá thị trường

Giải pháp cho bạn khi gặp phải tình huống này là: Trước hết, hãy dành thời gian tìm hiểu nhiều nhất về nhu cầu của ứng viên. Thông qua cuộc nói chuyện với họ, bạn cần tìm hiểu xem họ chú trọng điều gì hơn cả tiền lương? Đó có thể là được đi muộn hơn và về sớm hơn để chăm lo gia đình hay thủ tục nghỉ phép đột xuất được linh động để chăm sóc con cái đau ốm. Khi tìm ra được vấn đề họ đang mong mỏi, bạn có thể sáng tạo ra cách deal lương thấp hơn mức đề xuất của thị trường lao động.

cách đàm phán lương với ứng viên

3. Ứng viên mong muốn mức lương không thực tế

Đối với tình huống bạn biết mức lương ứng viên đề xuất là quá cao so với thị trường, hãy xoay chuyển tình thế bằng những câu hỏi:

“Hãy giúp tôi biết nơi nào mà bạn nghĩ sẽ trả mức lương đó?”

“Tôi rất muốn hiểu căn cứ nào để bạn đưa ra mức lương đó?”

Tiếp theo, bạn chỉ cần im lặng và chờ đợi câu trả lời từ ứng viên. Phần nhiều ứng viên sẽ có một vài câu trả lời lủng củng, không mang tính thuyết phục. Và lúc này, bạn có thể quay về với mức tiền lương đúng thực tế.

III. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích giúp bạn tự tin khi đàm phán lương với ứng viên. Đàm phán lương là 1 việc vô cùng quan trọng, cho cả 2 bên. Vì vậy, việc này cần được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự