Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng bạn cần biết

anh.ly@glints.com

[email protected]

February 21, 2023
kịch bản phỏng vấn tuyển dụng

Xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng phù hợp với từng ngành nghề có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả phỏng vấn và chọn lọc được ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp. Vậy kịch bản phỏng vấn được xây dựng như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin liên quan trong bài viết sau đây của Glints.

I. Các bước trong quy trình phỏng vấn tuyển dụng

Trước mỗi buổi phỏng vấn trực tiếp ứng viên, các nhà tuyển dụng cần phải lên quy trình cụ thể nhằm đảm bảo cho cuộc phỏng vấn diễn ra thành công nhất.

Sau đây là các bước cơ bản để xây dựng nên một quy trình phỏng vấn hoàn chỉnh, giúp nhà tuyển dụng bao quát được mọi tình hình cũng như năng lực của ứng viên.

>>> Tham khảo thêm: Các phương pháp sàng lọc ứng viên trong tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Ebook “Cẩm Nang Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Cho Doanh Nghiệp”

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


Bước 1. Lập danh sách các câu hỏi phỏng vấn

Căn cứ vào tính chất công việc và đặc điểm của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm của họ. Bởi vậy, việc lập danh sách các câu hỏi phỏng vấn là một điều cực kỳ quan trọng và cần thiết.

Một số vấn đề có thể vạch ra để lên danh sách câu hỏi tuyển dụng gồm: thông tin ứng viên, trình độ chuyên môn, thái độ đối với công việc, kỹ năng mềm và các câu hỏi xử lý tình huống.

Đó là những yếu tố giúp nhà tuyển dụng nhận định rõ những tiêu chí cốt lõi, từ đó có thể xây dựng nên bộ câu hỏi tuyển dụng chuẩn hơn.

Bước 2. Sắp xếp người phỏng vấn chuyên môn cho từng lĩnh vực

Phương án tốt nhất là mỗi doanh nghiệp nên thành lập một tổ chuyên trách phỏng vấn, bao gồm các nhà phỏng vấn có năng lực chuyên môn theo từng vị trí tuyển dụng để có thể tham gia và hỗ trợ tốt nhất cho mọi cuộc phỏng vấn.

Trong bộ phận phụ trách phỏng vấn, doanh nghiệp nên sắp xếp tối thiểu 3 đối tượng gồm: người quản lý chuyên môn trực tiếp, người quản lý thuộc cấp điều hành cao hơn và chuyên viên tuyển dụng.

Bước 3. Giảm bớt áp lực cho ứng viên

Tâm lý căng thẳng trước phỏng vấn của ứng viên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thể hiện năng lực của họ khi gặp nhà tuyển dụng. Rất có thể họ tài năng hơn thế nhưng tâm lý lo lắng và hồi hộp khiến họ không thể hiện được hết lợi thế của mình.

Với vai trò người phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần tìm ra các cách giảm áp lực, bằng cách nói trước cho ứng viên về chủ đề chính được thảo luận trong cuộc phỏng vấn. Từ đó, ứng viên sẽ có thời gian để nghiên cứu kỹ hơn, có tâm thế thoải mái hơn, sẵn sàng tham gia phỏng vấn một cách tốt nhất.

Bước 4. Đánh giá năng lực của ứng viên

Đánh giá năng lực của ứng viên dựa vào các câu trả lời thực tế. Do đó đòi hỏi nhà tuyển dụng phải đưa ra được các câu hỏi có tính khai thác cao, có thể giúp khai thác sâu hơn về những khả năng đặc biệt của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.

Các dạng câu hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm và giải quyết tình huống sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà tuyển dụng trong việc khai thác điểm mạnh và nhận định điểm yếu của ứng viên, từ đó đánh giá tốt hơn về năng lực của họ.

Bước 5. Yêu cầu ứng viên đưa ra giải pháp

Một trong các phương pháp tuyển dụng nhân sự được nhiều doanh nghiệp lựa chọn chính là đánh giá năng lực ứng viên qua các bài kiểm tra. Việc đưa ra bài kiểm tra sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên ở mọi khía cạnh như trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm, năng lực nghề nghiệp, thái độ làm việc,…

Bước 6. Đánh giá khả năng ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp được coi là bước phỏng vấn tuyển dụng quan trọng, giúp đánh giá khả năng ứng viên có thể thích nghi và hòa nhập với những giá trị cốt lõi, thái độ và hành vi làm việc đặc trưng của tổ chức. Theo đó, việc tuyển dụng ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là hướng đến các nhân sự không chỉ đáp ứng về mặt kiến thức, kỹ năng chuyên môn, mà còn có sự nhất quán với “bản sắc văn hóa” của doanh nghiệp.

Bước 7. Thuyết phục ứng viên lựa chọn doanh nghiệp

Ngoài ra, việc thuyết phục ứng viên cũng là một phần trong quá trình xây dựng nên kịch bản phỏng vấn tuyển dụng cơ bản. Bởi vì, trong chiến dịch thu hút nhân tài, có không ít trường hợp doanh nghiệp phải cạnh tranh với các tổ chức. Khi đó, nhà tuyển dụng cần cho ứng viên tiềm năng thấy điều gì làm cho doanh nghiệp của mình khác biệt so với những công ty khác, chẳng hạn như về sức mạnh thương hiệu, phúc lợi, đãi ngộ,…

II. Một số nguyên tắc xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng

Để xây dựng được kịch bản phỏng vấn tuyển dụng thành công như mong đợi, nhà tuyển dụng cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:

kịch bản phỏng vấn tuyển dụng

– Nên:

  • Tạo tâm lý thoải mái cho ứng viên bằng cách chia sẻ trước với họ những gì doanh nghiệp sẽ hỏi;
  • Đặt câu hỏi tình huống, xử lý vấn đề;
  • Thuyết phục ứng viên phù hợp gia nhập doanh nghiệp.

– Không nên:

  • Xây dựng quy trình phỏng vấn sơ sài, thiếu sự chuẩn bị chu đáo;
  • Không tìm hiểu đặc điểm của ứng viên để xây dựng câu hỏi liên quan;
  • Sắp xếp quá nhiều người tham gia buổi phỏng vấn;
  • Chỉ chú trọng vào “sự phù hợp văn hóa” mà quên đi năng lực thích nghi của ứng viên.

>>> Tham khảo thêm: Ebook ” 7 Chiến Lược Để Xây Dựng Mạng Lưới Ứng Viên Vững Mạnh”

>>> Tham khảo thêm: Các câu hỏi phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Các hình thức tuyển dụng nhân sự bạn cần biết

III. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn có thể xây dựng kịch bản phỏng vấn tuyển dụng phù hợp với mọi ứng viên. Qua đó, bạn có thể tìm kiếm và tuyển dụng thành công những ứng viên chất lượng phù hợp nhất.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự