Các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng

anh.ly@glints.com

[email protected]

February 16, 2023
các hình thức phỏng vấn

Tùy vào vị trí tuyển dụng mà doanh nghiệp cần áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau. Vậy có những hình thức phỏng vấn tuyển dụng nào? Sau đây, Glint xin mời các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp tham khảo danh sách tổng hợp 8 loại hình phỏng vấn phổ biến hiện nay.

I. Các hình thức phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay

1. Hình thức phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn qua điện thoại là một trong các phương pháp sàng lọc ứng viên được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tính hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tổ chức phỏng vấn.

các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng

Thông thường, nhà tuyển dụng chỉ nên dành tối đa 15 phút cho mỗi cuộc gọi phỏng vấn ứng viên qua điện thoại. Do đó, nhà tuyển dụng cần tận dụng tốt khoảng thời gian ngắn ngủi này để khai thác thông tin cần biết về ứng viên. Một mẫu kịch bản phỏng vấn qua điện thoại thường gồm các bước như sau:

Bước 1: Chào hỏi và hỏi thăm tình hình công việc hiện tại của ứng viên:

“Xin chào bạn, mình là A – thuộc bộ phận nhân sự của Công ty B”.

“Công việc hiện tại của bạn có đáp ứng các mong muốn của bạn không? Bạn có muốn tìm kiếm một môi trường mới với mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội phát triển tốt hơn?”

Bước 2: Xin ứng viên vài phút để trao đổi về vị trí công việc và phỏng vấn sơ bộ:

“Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí … này?”

“Bạn biết gì về công việc … và công ty … chưa?”

“Bạn có thể chia sẻ công việc và các kinh nghiệm của bạn trước đây?”

“Mục tiêu cũng như định hướng công việc của bạn trong tương lai là gì?”

“Mức lương mà bạn kỳ vọng cho vị trí này?”

Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu của ứng viên để phân loại nhân sự và xác nhận sự thấu hiểu đối với ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.

Bước 4: Phân loại và đưa ra quyết định có đặt lịch hẹn phỏng vấn với ứng viên hay không. Trong trường hợp ứng viên không phải là nhân tố tiềm năng, hãy cảm ơn ứng viên vì đã dành thời gian cho công ty và hẹn sẽ liên hệ lại khi có vị trí tuyển dụng phù hợp hơn.

>>> Tham khảo thêm: Các phương pháp sàng lọc hồ sơ ứng viên trong tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Các câu hỏi phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


2. Hình thức phỏng vấn hành vi

Phỏng vấn hành vi cũng là một phương pháp phỏng vấn được nhiều nhà tuyển dụng áp dụng bởi tính hiệu quả cao. Đối với hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên để đánh giá khả năng xử lý tình huống và mức độ phù hợp với công việc.

Nhà tuyển dụng có thể tham khảo một số mẫu câu sau đây khi phỏng vấn hành vi:

  • Bạn đã từng gặp một tình huống căng thẳng, khó giải quyết nào chưa? Lúc đó bạn đã xử lý, ứng phó như thế nào?
  • Bạn sẽ làm gì nếu phải ứng phó với một cấp trên hay một khách hàng khó tính?
  • Bạn đã từng thất bại chưa? Nếu có, bạn học được những gì sau lần thất bại đó?

Tùy theo vị trí phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra các câu hỏi khác nhau. Vì vậy, cách tốt nhất là nhà tuyển dụng cần đặt các câu hỏi liên quan trực tiếp đến công việc, đặt ứng viên vào tình huống thực tế liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Nhận ngay Ebook ” Bộ Công Cụ Tuyển Dụng Toàn Diện 2023″ từ Glints để xây dựng quy trình tuyển dụng của riêng bạn


3. Hình thức phỏng vấn hội đồng

Hình thức phỏng vấn hội đồng hay còn gọi là hình thức phỏng vấn nhóm. Đây là hình thức có sự tham gia phỏng vấn của nhiều thành viên, mỗi người sẽ thay phiên nhau đặt các câu hỏi phỏng vấn khác nhau cho ứng viên.

Mục đích của phương pháp phỏng vấn hội đồng là nhằm đánh giá ứng viên đa chiều, toàn diện và chính xác. Hội đồng tham gia phỏng vấn có thể gồm các thành viên thuộc nhiều phòng ban, phối hợp với nhau để có sự đánh giá ứng viên khách quan nhất. Điều này giúp doanh nghiệp có sự nhìn nhận tổng thể về ứng viên, đánh giá cách làm việc của ứng viên có phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp hay không.

4. Hình thức phỏng vấn giải quyết tình huống

Đối với hình thức phỏng vấn giải quyết tình huống, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các tình huống liên quan trực tiếp đến công việc của vị trí cần tuyển và yêu cầu ứng viên trình bày cách thức giải quyết vấn đề.

Đặc biệt, khi áp dụng hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng cần giới hạn về thời gian trình bày để đánh giá sự nhanh nhạy, linh hoạt của ứng viên trong xử lý vấn đề.

5. Hình thức phỏng vấn nói chuyện

Đặc trưng của hình thức phỏng vấn nói chuyện là sự tự do, không có sẵn kịch bản hay câu hỏi kèm theo. Thông qua cuộc nói chuyện, nhà tuyển dụng có thể khai thác các thông tin của ứng viên.

Mục đích của hình thức phỏng vấn nói chuyện là tạo cho ứng viên sự thoải mái, thân thiện và không gò bó, nhằm giúp ứng viên bộc lộ hết tính cách và khả năng thực sự. Ở đây, nhà tuyển dụng đóng vai trò là người lắng nghe ứng viên trình bày. Điểm mấu chốt để phỏng vấn nói chuyện thành công là nhà tuyển dụng phải khéo léo dẫn dắt vấn đề, đặt ra các câu hỏi mang tính gợi mở nhưng phải tập trung để không bị lan man.

6. Hình thức phỏng vấn cùng lúc nhiều ứng viên

Đây là hình thức phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ gọi 2-3 ứng viên để phỏng vấn cùng lúc, đặt cùng câu hỏi và để ứng viên cùng trả lời. Đây là hình thức phỏng vấn được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì tính cạnh tranh cao, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng so sánh giữa các ứng viên để loại bỏ người không phù hợp và lựa chọn được ứng viên tiềm năng.

Tuy nhiên, hạn chế của hình thức phỏng vấn này là ứng viên dễ trả lời giống nhau, gây khó khăn cho việc loại trừ, sàng lọc ứng viên. Vì vậy, doanh nghiệp cần có phương pháp, quy định thời gian và phương thức trả lời để tạo ra sự công bằng và minh bạch.

7. Hình thức phỏng vấn hỏi “mẹo”

Hình thức phỏng vấn hỏi “mẹo” là một hình thức phỏng vấn “mở”, nghĩa là không có đáp án cụ thể, không có câu trả lời đúng hoặc sai.

Mục đích của phỏng vấn hỏi “mẹo” là nhằm đánh giá trí thông minh, sự nhạy bén và linh hoạt của ứng viên, đồng thời bộc lộ rất nhiều thông tin về tính cách của ứng viên.

8. Hình thức phỏng vấn áp lực

Phỏng vấn áp lực hay còn được biết đến với tên gọi là phỏng vấn căng thẳng. Đây là một trong các phương pháp phỏng vấn thường được áp dụng với các vị trí nhân sự cấp cao hoặc đòi hỏi chuyên môn cao, khả năng chịu đựng áp lực tốt như: quản lý, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc,…

Để phỏng vấn các vị trí này, nhà tuyển dụng cần liên tục đặt những câu hỏi bám sát vào khả năng của ứng viên, đào sâu vấn đề, yêu cầu số liệu cụ thể,… khai thác triệt để năng lực của ứng viên, sử dụng áp lực để “hạ gục” ứng viên nhằm chọn ra các nhân tố sáng giá nhất.

>>> Tham khảo thêm: Tham khảo mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp

II. Một số yêu cầu trong phỏng vấn ứng viên

Để có thể thực hiện thành công buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như:

  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Hồ sơ (CV) mà ứng viên đã cung cấp, các bảng đánh giá ứng viên hay bài kiểm tra năng lực ứng viên hoặc một cuốn sổ, bút viết để ghi lại những nội dung quan trọng của cuộc phỏng vấn.
  • Ngoại hình tươm tất, lịch sự: Trang phục của người phỏng vấn là một trong những yếu tố đầu tiên mà ứng viên đánh giá về văn hóa doanh nghiệp. Một người phỏng vấn xuất hiện với bộ âu phục trang nhã, lịch sự sẽ để lại ấn tượng tốt cho ứng viên.
  • Đúng giờ phỏng vấn: Đây là điều bắt buộc để không làm ảnh hưởng đến tâm trạng hồi hộp của ứng viên.
  • Tập trung và nghiêm túc: Không để xảy ra tình trạng xao nhãng hoặc không ghi nhớ được những điểm nổi bật nhất về ứng viên.

III. Kết luận

Glints hy vọng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn hiểu rõ các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng. Qua đó bạn có thể lựa chọn được phương thức phỏng vấn phù hợp nhất cho từng ứng viên.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

>>> Tham khảo thêm: Ebook ” 7 Chiến Lược Để Xây Dựng Mạng Lưới Ứng Viên Vững Mạnh”

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự