Headhunter là gì? Sự khác biệt giữa Headhunting và Recruiting?

anh.ly@glints.com

[email protected]

August 12, 2022
Dịch vụ Headhunt là gì copy

Một vài năm trở lại đây, dịch vụ Headhunt đang trở nên ngày càng phổ biến trong thị trường lao động Việt Nam. Dịch vụ Headhunt được các doanh nghiệp tin dùng vì tính tiện lợi (tiết kiệm thời gian, chi phí và giúp doanh nghiệp tìm được đúng ứng viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn công việc).

Vậy Headhunt là gì? Headhunter là ai? Nghề săn đầu người là gì? Sự khác biệt giữa Headhunting và Recruiting? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giải đáp 1 cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

I. Headhunter là gì? 

Headhunter là một chuyên gia tuyển dụng có kỹ năng cao, làm việc độc lập với công ty cần tuyển dụng. Công việc của họ là tìm kiếm ứng viên cho các vị trí công ty yêu cầu.

Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Headhunter thay vì phương thức tuyển dụng truyền thống để xác định và tìm kiếm ứng viên cho các vị trí cấp cao tại doanh nghiệp, ví dụ trưởng phòng kinh doanh, giám đốc điều hành,….

headhunt là gì
Dịch vụ Headhunt ngày càng trở nên phổ biến trong thị trường lao động

>>> Xem thêm: Dịch vụ Headhunt tại Glints bao gồm những gì?

II. Công việc của 1 Headhunter là gì?

Các Headhunter có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ, tìm kiếm, phỏng vấn sàng lọc và thuyết phục tiềm năng phù hợp với công việc và các yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra. Cụ thể các làm nghề Headhunter, bạn sẽ có nhiệm vụ sau đây:

1. Tổng hợp yêu cầu tuyển dụng

Đầu tiên, một Headhunter cần tổng hợp các yêu cầu tuyển dụng của khách hàng và doanh nghiệp như là tuyển cho vị trí nào, yêu cầu cho phần mô tả công việc là gì, số lượng ứng viên và những khu vực cần tuyển, thời hạn đăng tin tuyển dụng và thời gian đặt lịch phỏng vấn, v.v. 

2. Gửi thư mời ứng tuyển

Bước này bao gồm công việc gửi thư mời ứng tuyển cho các ứng viên tiềm năng ở các vị trí phù hợp, lưu trữ lại thông tin, hồ sơ cá nhân của họ để liên hệ lại khi doanh nghiệp cần đến.

3. Sàng lọc hồ sơ ứng viên

Tiếp theo là công việc tuyển dụng có chọn lọc để tìm kiếm những nhân sự cấp cao và đặt lịch hẹn phỏng vấn để sàng lọc kỹ lưỡng hơn nữa. Từ đó, bạn có thể xem họ có đáp ứng được hết yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không.  

headhunter là gì
Phỏng vấn sàng lọc ứng viên vô cùng quan trọng

>>> Tham khảo thêm: 7 Phương pháp sàng lọc ứng viên hiệu quả nhất

Khởi động hành trình tuyển dụng hiệu quả hơn từ hôm nay với Glints. Hãy để lại thông tin và Glints sẽ liên hệ ngay với bạn để nhận tư vấn miễn phí.


4. Phỏng vấn, hẹn lịch với nhà tuyển dụng của doanh nghiệp

Tiếp theo, head hunter cần gửi yêu cầu và sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn giữa ứng viên với các nhà tuyển dụng trong doanh nghiệp sau vòng hồ sơ tuyển chọn. 

5. Khảo sát chất lượng

Khảo sát mức độ hài lòng của ứng viên và công t

>>> Tham khảo thêm: Quy trình làm việc của Headhunter chi tiết

III. Sự khác biệt giữa Headhunting và Recruiting

Về cơ bản, Headhunting và phương thức tuyển dụng truyền thống đều giải quyết cùng 1 vấn đề, đó là tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc đang cần tuyển. Mặc dù 2 cách tiếp cận đều có 1 mục tiêu, nhưng phương pháp lại khác nhau

1. Headhunting 

Headhunting thường được sử dụng để tìm kiếm ứng viên phù hợp cho những vị trí cao cấp, khó tuyển. Headhunting khác với phương thức tuyển dụng truyền thống tại những điểm sau: 

  • Hoạt động: Các công ty Headhunt tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất để lấp đầy vị trí cần tuyển. Họ tìm kiếm ứng viên qua sự giới thiệu từ các nhân viên cấp quản lý cao cấp khác hoặc tìm kiếm ứng viên thông qua mạng lưới của họ. 
  • Vị trí: Trong hầu hết các trường hợp các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Headhunt để lấp đầy các vị trí C-suite hoặc tương đương. Doanh nghiệp sẽ hiếm khi sử dụng săn đầu người để lấp đầy các vai trò cấp thấp hơn trong tổ chức của họ vì nó thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
  • Phương pháp: Các công ty Headhunt  sử dụng phương pháp “chủ động” vì họ là những người tiếp cận ứng viên đang  không chủ động tìm việc. Họ sử dụng nhiều nguồn lực và phương pháp khác nhau để tìm ra các ứng viên phù hợp, bao gồm những mối quan hệ có sẵn trong ngành và việc nghiên cứu chặt chẽ danh sách nhân viên của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó  để xác định ứng viên  tiềm năng.

>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng dịch vụ Headhunter gồm những gì?

2. Recruiting

Phương thức tuyển dụng nhân sự truyền thống là phương pháp phổ biến nhất để xác định ứng viên tiềm năng và tuyển dụng nhân viên mới. Phương thức tuyển dụng truyền thống khác với Headhunting ở những điểm sau: 

Sự khác biệt giữa Headhunting và Recruiting
Recruiting là phương thức tuyển dụng truyền thống nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn
  • Hoạt động: Các nhà tuyển dụng thường chỉ làm việc với những ứng viên đang tìm kiếm một vị trí mới. Các nhà tuyển dụng thường đăng các vị trí công việc đang tuyển trên các trang tuyển dụng trực tuyến. Trong nhiều trường hợp, các nhà tuyển dụng tìm thấy các ứng viên tiềm năng bằng cách tham dự các hội chợ nghề nghiệp hoặc tham khảo ý kiến ​​của những người khác trong mạng lưới của họ.
  • Vị trí: Phương thức tuyển dụng truyền thống là cách thức phổ biến nhất để tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương thức tuyển dụng truyền thống để tìm kiếm ứng viên cho phần lớn các vị trí đang cần tuyển. 
  • Phương pháp: Các nhà tuyển dụng sử dụng phương pháp “phản ứng” vì các ứng viên tiềm năng thường đến với họ. Họ sử dụng một số công cụ để tìm kiếm ứng viên của mình, nhưng phổ biến nhất là đăng tin tuyển dụng với mô tả công việc trên các trang tuyển dụng , thường là trực tuyến và thu thập các thông tin, CV từ những ứng viên tiềm năng có quan tâm để xem xét.

=> Headhunting là phương pháp tìm kiếm ứng viên 1 cách chủ động hơn Recruiting.

Khi sử dụng dịch vụ Headhunt, nhà tuyển dụng sẽ được tiếp cận đến nhiều ứng viên tiềm năng hơn, thay vì chỉ những ứng viên có nộp đơn ứng tuyển. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, cũng như tiết kiệm công sức và thời gian. 

>>> Tham khảo thêm: Thị trường Headhunter tại Việt Nam

IV. Kết luận 

Glints mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn hiểu 1 cách tổng quan Thế nào là Headhunt? Và sự khác biệt cơ bản giữa HeadhuntingRecruiting. Qua đó, bạn có thể lựa chọn phương thức tuyển dụng phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình. 

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Glints là một trong những nền tảng tìm kiếm tài năng lớn nhất khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực phát triển sự nghiệp và tuyển dụng. Thành lập vào năm 2015 tại Singapore, Glints đã truyền cảm hứng cho hơn 3 triệu nhân tài và 50 ngàn tổ chức để đào tạo và nhận diện tiềm năng của nhân sự. Mỗi ngày, chúng tôi hỗ trợ xây dựng đội ngũ cho các tổ chức và kết nối nhân tài với cơ hội việc làm, theo từng thời điểm.Chúng tôi tin rằng, chúng tôi có thể giải quyết mọi khăn về tuyển dụng của doanh nghiệp của bạn đang gặp phải.

V. Các câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Headhunter là nghề gì?

Headhunter hay còn được gọi là “nghề săn đầu người”, là nghề giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được ứng viên chất lượng và phù hợp cho vị trí cần tuyển. Thay mặt các doanh nghiệp, các headhunter sẽ tìm kiếm, tiếp cận và thiết phục những ứng viên tiềm năng về làm cho doanh nghiệp. Các công ty headhunt được gọi là các headhunting agency hay recruitment agency.

2. Cần học gì để theo nghề Headhunter?

Các chuyên ngành học phổ biến của các headhunter là quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, truyền thông, tâm lý học, xã hội học. Ngoài ra để thành công trong ngành này, các bạn cần có kỹ năng giao tiếp, đọc tâm lý khách hàng, đàm phán và thuyết phục.

3. IT Recruitment Consultant là gì?

Họ là những chuyên gia tuyển dụng, bên trung gian giữa khách hàng doanh nghiệp và ứng viên. Những chuyên gia tuyển dụng này chuyên về tuyển dụng trong lĩnh vực Công nghê, IT. Glints tự hào là nhà tuyển dụng số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực Công nghệ.

4. Freelancer Headhunter là gì?

Họ là những Headhunter làm việc độc lập và tự do mà không làm việc cho 1 công ty nào.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự