Cách nhận xét đánh giá nhân viên hiệu quả nhất?

anh.ly@glints.com

[email protected]

March 27, 2023
cách nhận xét đánh giá nhân viên

Nhận xét đánh giá nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật quản trị nhân sự. Làm thế nào để đánh giá và nhìn nhận nhân viên một cách công tâm nhất? Sau đây, để giúp các nhà tuyển dụng, nhà quản lý tháo gỡ nút thắt cho vấn đề này, Glints gợi ý đến bạn 10 mẫu câu đánh giá nhận xét nhân viên ý nghĩa và hữu ích nhất.

I. Một số lưu ý khi đưa ra nhận xét đánh giá nhân viên

1. Đánh giá nhân viên dựa trên căn cứ thực tế

Nhà quản lý cần nhận xét nhân viên một cách minh bạch dựa trên kết quả công việc thực tế của họ và có minh chứng cụ thể.

Để làm được điều này, doanh nghiệp nên xây dựng một bộ tiêu chí minh bạch, rõ ràng để làm khung tham chiếu khi đánh giá năng lực nhân sự. Các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo có thể đo lường và được cụ thể hóa, ví dụ như là: KPI, số lượng sản phẩm, khối lượng công việc,…

2. Đánh giá nhân viên công tâm

Đánh giá năng lực của nhân viên không chỉ là một thủ tục, mà còn là cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng tác động trực tiếp đến quyền lợi của nhân sự như: tăng lương, khen thưởng, thăng chức hoặc nhắc nhở, khiển trách. Bởi vậy, nhà quản lý cần giữ cho mình “một cái đầu lạnh”, không được thiên vị hoặc để cảm xúc cá nhân chi phối việc đánh giá nhân viên, thay vào đó phải nhìn nhận năng lực của họ một cách công tâm, thỏa đáng nhất, tương xứng với những gì họ đã cống hiến cho công ty.

cách đánh giá nhân viên

3. Không chỉ trích, chê bai nhân viên

Cho dù nhân viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà quản lý cũng không nên biến buổi đánh giá trở thành cơn “ác mộng”. Một buổi đánh giá diễn ra với những lời lẽ phán xét nặng nề sẽ gây ra hàng loạt hậu quả như khiến nhân viên sa sút tinh thần, chán nản, mất động lực làm việc, giảm năng suất và thậm chí đi đến quyết định thôi việc.

4. Cân bằng giữa khen ngợi và phê bình

Một buổi đánh giá năng lực là dịp để nhân viên được công nhận những thành quả, cống hiến của mình, đồng thời cũng giúp họ nhận ra những điểm yếu cần cải thiện để hoàn thành công việc tốt hơn. Bởi vậy, nhà quản lý cần lưu ý đánh giá nhân viên một cách toàn diện và cân bằng giữa ngợi khen và bình phẩm.

>>> Tham khảo thêm: Cẩm nang đánh giá nhân sự 2023- Glints

>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết về chế độ đãi ngộ nhân viên

>>> Tham khảo thêm: Chiến lược giữ chân nhân viên giỏi

>>> Tham khảo thêm: Lợi ích của việc đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên

>>> Tham khảo thêm: Cách xây dựng quy trình Onboarding hiệu quả

>>> Tham khảo thêm: Cách thức gắn kết nhân viên hiệu quả

>>> Tham khảo thêm: Cách khen thưởng nhân viên doanh nghiệp cần biết

>>> Tham khảo thêm : Cách khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên

Để tìm hiểu chi tiết cách đánh giá hiệu suất nhân sự, bạn vui lòng tham khảo Ebook mới nhất của Glints “Cẩm nang đánh giá hiệu suất nhân sự”. Trong Ebook này, Glints sẽ cung cấp thông tin về đánh giá hiệu suất nhân sự là gì? Cách xây dựng quy trình và biểu mẫu đánh giá nhân sự phù hợp? Những lỗi hay mắc phải và cách tránh khỏi khi thực hiện đánh giá hiệu suất nhân sự. 


II. Những câu đánh giá nhân viên hay theo nhiều khía cạnh

Sau đây là 10 mẫu câu dùng để đánh giá, nhận xét nhân viên theo nhiều khía cạnh khác nhau trong công việc, nhà quản lý có thể tham khảo và áp dụng vào thực tiễn:

1. Mẫu câu đánh giá, nhận xét hiệu quả công việc

Khen ngợi:

  • Có thái độ làm việc tích cực, chủ động hoàn thành công việc.
  • Cải thiện công việc A được …%
  • Làm việc chủ động, sáng tạo và có sáng kiến riêng để đạt được mục tiêu.
  • Có xu hướng chủ động thu thập thông tin và công cụ cần thiết để hoàn thành công việc đúng deadline.
  • Chủ động đề xuất tiêu chí đánh giá công việc và cố gắng để đáp ứng các tiêu chí đó. 

Phê bình:

  • Có xu hướng đổ lỗi cho đồng nghiệp khác, cần chịu trách nhiệm về hành động của mình.
  • Thường đưa ra các kế hoạch không chính xác và thiết lập các mục tiêu vượt quá khả năng hoàn thành.
  • Dễ xao nhãng, chưa tập trung cao độ và hay trì hoãn trong công việc

2. Lời nhận xét nhân viên về việc đúng giờ, đúng hẹn

Khen ngợi:

  • Luôn đi làm đúng giờ.
  • Hiệu suất làm việc tốt, luôn tuân thủ lịch trình làm việc của bản thân và của tập thể.
  • Luôn hoàn thành công việc đúng/ trước thời hạn.

Phê bình:

  • Gần đây tỏ ra không quan tâm và có xu hướng tách bản thân khỏi công việc.
  • Có thái độ tốt với các đồng nghiệp nhưng vẫn còn một số vấn đề với trưởng bộ phận cần được giải quyết càng sớm càng tốt.
  • Thường xuyên chậm trễ trong công việc, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần.

3. Mẫu câu đánh giá, nhận xét khả năng sáng tạo trong công việc

Khen ngợi: 

  • Thường xuyên đưa ra những ý tưởng và giải pháp sáng tạo trong công việc.
  • Đóng góp nhiều trong vấn đề cải thiện quy trình làm việc tại công ty.
  • Tiên phong tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề.

Phê bình:

  • Làm việc cứng nhắc, không mở lòng đón nhận những ý tưởng mới.
  • Không có tinh thần sáng tạo và cũng không tiếp thu ý tưởng sáng tạo của đồng nghiệp.
  • Chỉ chịu đổi mới khi được yêu cầu và làm việc đó với thái độ miễn cưỡng.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


4. Mẫu câu đánh giá, nhận xét về sự linh hoạt trong công việc

Khen ngợi:

  • Sẵn sàng trau dồi và phát triển các kỹ năng cần có trong công việc.
  • Chủ động tham gia các khóa đào tạo và các sự kiện của công ty.
  • Luôn giữ thái độ bình tĩnh trước những tình huống bất ngờ và không phàn nàn khi nơi làm có sự thay đổi bất ngờ.

Phê bình:

  • Có xu hướng làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc để hoàn thành công việc nhanh hơn thay vì tập trung vào các nhiệm vụ cần sự ưu tiên.
  • Có thể thay đổi quan điểm ngay lập tức và không hề có xu hướng phân tích hay bảo vệ ý kiến của bản thân.
  • Dễ trở nên căng thẳng khi môi trường hoặc quy trình làm việc đột ngột thay đổi.

5. Mẫu câu đánh giá, nhận xét khả năng lãnh đạo và dẫn dắt

Khen ngợi:

  • Có tác phong làm việc trung thực, khuyến khích nhân viên chịu trách nhiệm về những hành động họ làm.
  • Mang phẩm chất của nhà lãnh đạo, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhân viên trong công việc.
  • Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng nhân sự trong nhóm.

Phê bình:

  • Coi nhẹ các chính sách của tổ chức và có xu hướng tự hành động theo ý muốn cá nhân.
  • Không có thái độ tích cực trong việc hướng dẫn và chỉ dạy nhân viên mới.
  • Hiếm khi công nhận thành tích của các cá nhân trong nhóm.

6. Mẫu câu đánh giá, nhận xét kỹ năng giao tiếp

Khen ngợi:

  • Giao tiếp hiệu quả, phối hợp tốt với các thành viên trong team.
  • Có những câu hỏi thích hợp và sâu sắc, thường xuyên có những phản hồi mang tính xây dựng.
  • Luôn nỗ lực thúc đẩy tinh thần làm việc của đồng nghiệp và góp phần tạo ra môi trường làm việc tích cực.

Phê bình:

  • Thiếu tự tin và giao tiếp không hiệu quả với đồng nghiệp.
  • Tạo khoảng cách với đồng nghiệp vì cư xử kém.
  • Thường xuyên đổ lỗi cho người khác. 

7. Mẫu câu đánh giá, nhận xét kỹ năng làm việc nhóm

Khen ngợi:

  • Có tinh thần đồng đội cao, sẵn sàng hợp tác với các đồng nghiệp trong nhóm để hoàn thành công việc.
  • Rất giỏi trong việc khích lệ các thành viên khác thực hiện công việc bằng nỗ lực tốt nhất của họ.
  • Thường xuyên chia sẻ kiến thức chuyên môn với mọi người.

Phê bình:

  • Không tích cực hợp tác với các thành viên trong nhóm.
  • Chỉ tập trung hoàn thành công việc cá nhân, không quan tâm và giúp đỡ các thành viên khác.
  • Có xu hướng đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm hoặc khi kết quả kém.

8. Mẫu câu đánh giá, nhận xét về khả năng quản trị

Khen ngợi:

  • Quản lý đội của mình một cách xuất sắc để hoàn thành công việc với hiệu quả cao.
  • Có khả năng tốt trong việc đào tạo nhân viên, biết cách giúp nhân viên phát huy điểm mạnh của họ.
  • Luôn quan tâm, giám sát đến hiệu quả làm việc của cấp dưới. 

Phê bình:

  • Không công tâm và thiếu minh bạch trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi thành viên.
  • Không có khả năng giải quyết các xung đột của cấp dưới.
  • Luôn phán xét và đặt ra những kỳ vọng bất hợp lý.

9. Mẫu câu đánh giá, nhận xét về việc ứng dụng công nghệ

Khen ngợi:

  • Luôn là người tiên phong áp dụng công nghệ vào quá trình thực hiện công việc.
  • Có kiến thức tốt về công nghệ và có thế áp dụng công cụ đó hiệu quả.
  • Luôn tìm kiếm, áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả công việc của bản thân và của tập thể.

Phê bình:

  • Cần tích cực tham gia nhiều khóa training để nâng cao kiến thức kỹ thuật.
  • Khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ mới.
  • Cần cải thiện sự hiểu biết về kỹ thuật trong công việc.

10. Mẫu câu đánh giá, nhận xét về tác phong làm việc

Khen ngợi:

  • Luôn đảm bảo những cam kết với đồng nghiệp và đối tác.
  • Luôn tuân thủ những quy định và nguyên tắc làm việc.
  • Tôn trọng các giá trị cốt lõi từ phía đối tác và công ty.

Phê bình:

  • Có thái độ không trung thực trong công việc.
  • Thường khởi xướng hoặc lan truyền những tin đồn tiêu cực trong môi trường làm việc.
  • Thường để cảm xúc cá nhân chi phối công việc.

III. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích gíup bạn có cái nhìn khái quát về cách nhận xét và đánh giá nhân viên. Qua đó, nhân viên có thể tiếp thu những lời đánh giá

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự