Hybrid working là gì?Doanh nghiệp áp dụng mô hình hybrid ra sao?

anh.ly@glints.com

[email protected]

November 23, 2023
mô hình làm việc hybrid working

Với sự phát triển của công nghệ và các phương tiện hội thảo trực tuyến, mô hình làm việc hybrid đang dần càng trở nên phổ biến. Hybrid working là mô hình làm việc hiện tại, mang lại hiệu quả cao nên được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy hãy cùng Glints tìm hiểu hybrid working là gì? Doanh nghiệp nên áp dụng mô hình hybrid ra sao?

I. Mô hình làm việc hybrid là gì?

Hybrid Working là mô hình cho phép nhân viên kết hợp linh hoạt giữa làm việc tại văn phòng hoặc từ xa, tại nhà. Đây là một hình thức làm việc hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng như Google, Microsoft, Facebook,…

mô hình làm việc hybrid

Hybrid Working được áp dụng phổ biến đặc biệt khi đại dịch Covid 19 diễn ra phức tạp tại Việt Nam và các nước trên toàn thế giới.

II. Những hình thức làm việc hybrid phổ biến

Mỗi doanh nghiệp sẽ quy định hình thức hybrid work riêng để mang lại hiệu quả cao nhất. Có 4 hình thức hybrid working được áp dụng phổ biến:

  • Hybrid at-will: Với mô hình này, nhân viên sẽ là người quyết định thời gian nào họ sẽ đến văn phòng hay sẽ làm tại nhà, từ xa.
  • Hybrid split-week: Công ty sẽ dựa theo tính chất công việc của từng nhân viên, từng phòng ban để phân chia thời gian, địa điểm làm việc quy định, phù hợp với mỗi người.
  • Hybrid manager-scheduling: Người quản lý trực tiếp nhân viên sẽ phụ trách việc sắp xếp thời gian và nơi làm việc cho nhân viên.
  • Hybrid mix: Hình thức này sẽ kết hợp linh hoạt ba hình thức trên. Hybrid mix thường được áp dụng trong các doanh nghiệp lớn và vừa, nhân viên đảm nhận nhiều chức năng, công việc.

>>> Tham khảo thêm: Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

>>> Tham khảo thêm: Những tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng

>>> Tham khảo thêm: Lợi ích khi đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên

III. Hybrid working phổ biến ra sao tại Việt Nam

Giai đoạn dịch Covid 19 diễn ra tại Việt Nam, gần như toàn bộ các doanh nghiệp phải cho người lao động làm việc từ xa. Đến khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp đã cân nhắc giữa lợi ích và khó khăn khi cho phép nhân viên làm việc từ xa thay vì đến văn phòng như trước đây.

Đối với nhân viên, họ vẫn chưa sẵn sàng quay lại làm việc trực tiếp, toàn thời gian cố định tại văn phòng bởi họ vẫn đang lo ngại khả năng lây nhiễm covid, một phần là họ thấy làm việc ở nhà hiệu quả hơn. Chính vì vậy, để tận dụng tối đa điểm mạnh, hạn chế những bất cập của phương pháp làm việc truyền thống, Hybrid working đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

IV. Lợi ích của mô hình làm việc hybrid

1. Linh hoạt không gian và thời gian làm việc nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả

Hybrid working sẽ đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động. Với hình thức này, nhân viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí đi lại bởi họ được linh hoạt lựa chọn nơi làm việc phù hợp và chỉ cần lên văn phòng khi cần thiết. Mỗi người sẽ có một khung thời gian làm việc hiệu quả nên khi được chủ động lựa chọn giờ giấc làm việc sẽ giúp nhân viên giảm thiểu những áp lực, từ đó nâng cao năng suất làm việc.

mô hình làm việc hybrid

2. Tăng sự cân bằng công việc và cuộc sống của người lao động

Nếu như mô hình làm việc trực tiếp tại công ty sẽ khiến nhân viên phải làm việc trong thời gian khá dài và nhàm chán, đặc biệt là khó có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống thì Hybrid work sẽ cải thiện được tình hình này. Với Hybrid working, nhân viên sẽ được chủ động sắp xếp thời gian thực hiện công việc và hoạt động khác như chăm sóc gia đình, cafe thư giãn,…

3. Tiết kiệm các loại chi phí văn phòng

Thời gian và số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng ít đi kéo theo chi phí thuê văn phòng, trang thiết bị,… sẽ được giảm thiểu đáng kể. Với khoản chi phí tiết kiệm được, doanh nghiệp có thể đầu tư vào đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm,…

4. Tuyển dụng được nhân tài ở khắp mọi nơi

Với mô hình làm việc Hybrid work, doanh nghiệp sẽ chiêu mộ được những lao động chất lượng cao, chuyên môn tốt, phù hợp với công việc mà không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Tuyển nhân tài thành công sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu được những nhân viên giỏi, từ đó hỗ trợ tăng hiệu suất làm việc nhanh chóng, tạo nền tảng để mở rộng thị trường ra toàn quốc và thế giới.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


V. Thách thức quản trị nhân sự khi áp dụng hybrid working

1. Chưa thật sự phổ biến và được áp dụng hiệu quả

Mặc dù hybrid working mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động, tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình làm việc truyền thống vẫn rất phổ biến. Nguyên nhân là do năng lực quản lý nhân viên từ xa còn hạn chế bởi những báo cáo qua email, các cuộc họp online sẽ không thể đánh giá được mức độ trung thực khi làm việc tại nhà của nhân viên. Ngoài ra nhân viên rất dễ bị xao nhãng, mất tập trung gây tồn đọng công việc, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc chung của công ty.

2. Không phải tất cả ngành nghề và công việc đều phù hợp

Hybrid work là một mô hình làm việc hiệu quả, tuy nhiên không phải ngành nghề nào cũng phù hợp với hình thức này. Những ngành liên quan đến quảng cáo, bán hàng, marketing, công nghệ,… sẽ rất phù hợp. Ngược lại, những ngành đòi hỏi bảo mật cao, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt như chứng khoán, ngân hàng,… sẽ không nên áp dụng mô hình này.

3. Cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn rõ ràng

Trước khi quyết định áp dụng hybrid working, doanh nghiệp sẽ lên những nghiên cứu, kế hoạch cụ thể để cân nhắc mức độ phù hợp. Lãnh đạo và phòng ban sẽ cần kế hoạch cụ thể như: Nên tổ chức làm việc từ xa cho từng nhân viên, nhóm nhỏ hay cho cả công ty? Những ngày nào nhân viên sẽ làm ở nhà, ngày nào cùng lên văn phòng để trao đổi, họp hành? Sắp xếp thời gian làm việc cho nhân viên như nào cho phù hợp… để từ đó có được cái nhìn tổng quan, mang lại hiệu quả tốt nhất.

4. Đòi hỏi khả năng quản lý và bảo mật cao hơn

Vời hình thức làm việc từ xa, nhân viên sẽ sử dụng nhiều mạng wifi khác nhau, bao gồm cả wifi công cộng. Những hacker đã lợi dụng sơ hở này để truy cập, đánh cắp dữ liệu. Do đó doanh nghiệp sẽ cần đội ngũ công nghệ thông tin chuyên nghiệp và những chính sách bảo mật dữ liệu chi tiết để hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.

VI. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mô hình làm việc hybrid. Qua đó, bạn có thể áp dụng mô hình trên hiệu quả nhất.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để được hỗ trợ về các giải pháp nhân sự bạn vui lòng gửi tin nhắn đến Glints for Employers trên Zalo để được tư vấn ngay lập tức.

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

5
Bạn hài lòng với nội dung bài Blog

Bạn hài lòng với nội dung bài viết?

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự