Mô hình GROW là gì? Cách áp dụng vào đào tạo nhân viên

anh.ly@glints.com

[email protected]

December 1, 2023
mô hình GROW

Một trong những vai trò quan trọng của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp là đào tạo và huấn luyện nhân viên làm việc để đạt hiệu quả cao nhất. Với vai trò lãnh đạo bạn sẽ giúp cho nhân viên được học hỏi và cải thiện các kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc, giúp nhân viên đưa ra quyết định tốt nhất trong con đường sự nghiệp của bản thân. Vì vậy, công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên luôn được mọi doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình GROW là phương thức chính để đào tạo huấn luyện nhân viên. Vậy mô hình GROW là gì? Cách áp dụng ra sao? Hãy cùng Glints tìm hiểu trong bài viết dưới đây

I. Mô hình GROW là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản GROW như một bản kế hoạch cho một chuyến đi xa, dựa trên lộ trình có sẵn, bạn sẽ giúp các thành viên trong nhóm của mình đưa ra quyết định địa điểm mà họ muốn đến (Goal – Mục tiêu) và xác định vị trí hiện tại của họ (Reality – Thực tại).

Thông qua đó, bạn sẽ đưa ra những lựa chọn, cân nhắc cho chuyến đi của mình (Options – Giải pháp). Cuối cùng, bạn cần đảm bảo rằng tất cả thành viên trong nhóm của bạn đã sẵn sàng thực hiện chuyến đi, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại có thể gặp trên đường (Will – Ý chí) đó chính là mô hình GROW. 

II. Cách áp dụng mô hình GROW trong đào tạo và huấn luyện nhân viên

1. Goals: Xác định mục tiêu

Điều đầu tiên trong mô hình GROW mà bạn và các thành viên trong nhóm cần xem xét đó là hành vi muôn muốn thay đổi, sau đó là cấu trúc sự thay đổi này chính mục tiêu cần đạt được trong quá trình huấn luyện. 

Các mục tiêu này còn đóng vai trò truyền cảm hứng, tích cực và thử thách để mọi người cùng cố gắng đạt được mục tiêu đã đưa ra. Và hãy đảm bảo rằng mục tiêu đặt ra phải tuân thủ các tiêu chí SMART bao gồm: Specific, Measurable, Accurate, Realistic và Timely.

mô hình GROW

Đừng quên trả lời các câu hỏi: 

  • Bạn muốn gì? Mục tiêu của bạn cho cuộc thảo luận / phiên họp này là gì?
  • Bạn muốn nó như thế nào?
  • Bạn cảm thấy thế nào khi đạt được điều này?
  • Bạn sẽ nói gì với chính mình?
  • Điều đó sẽ cho phép bạn làm gì?
  • Người khác sẽ nói gì với bạn?
  • Hãy tưởng tượng 3 tháng kể từ bây giờ, mọi trở ngại đều được xóa bỏ và bạn đã đạt được điều này:
    • Bạn thấy/nghe/cảm thấy gì?
    • Có những yếu tố mới nào?
    • Có gì khác biệt?

>>> Tham khảo thêm: Mô hình ASK là gì? Cách sử dụng ASK để đánh giá năng lực ứng viên

>>> Tham khảo thêm: Mô hình canvas là gì? Lợi ích và cách ứng dụng cho kinh doanh

2. Reality: Xác định thực trạng hiện tại

Ở giai đoạn này, người lãnh đạo sẽ cố gắng khai thác các vấn đề ở hiện tại. Thông qua đó để đánh giá nhân viên của mình và hiểu rõ tình hiện hiện tại cũng như những trở ngại mà nhân viên đang phải đối mặt. Nhờ việc xác định thực trạng hiện tại, người quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về nhân sự của mình. 

Ví dụ một số câu hỏi nên đặt ra ở giai đoạn này:

  • Điều gì đang xảy ra vào lúc này?
  • Điều này quan trọng với bạn như thế nào?
  • Trên thang điểm từ 1–10, nếu một tình huống lý tưởng là 10, thì hiện tại bạn là số mấy?
  • Bạn cảm thấy thế nào về vấn đề này?
  • Điều này có tác động gì đến bạn?
  • Điều này ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn?
  • Bạn làm gì để giúp mình đạt được mục tiêu?
  • Các việc bạn làm có gây cản trở mục tiêu của bạn không?

3. Options: Tìm hiểu các lựa chọn giải pháp 

Sau khi đã xác định được thực trạng hiện tại, các vấn đề cần được thảo luận để loại bỏ những chướng ngại vật không liên quan. Từ đó đưa ra những phương án tối ưu nhất.

Các phương án có thể lấy từ khảo sát đề xuất của từng nhân viên, từ đó người quản lý cần cân nhắc đến tổng thể vấn đề và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho vấn đề đó. 

Trong giai đoạn tìm hiểu các lựa chọn giải pháp, người đứng đầu cần đảm bảo được một số lựa chọn để có thể vượt qua các chướng ngại vật và thực hiện.

Ví dụ một số câu hỏi nên đặt ra ở giai đoạn này:

  • Bạn có thể làm gì?
  • Bạn có ý kiến gì không?
  • Bạn có những lựa chọn thay thế nào?
  • Có gì khác?
  • Nếu có bất cứ điều gì khác, nó sẽ là gì?
  • Bạn có thể thực hiện những bước nào?
  • Ai có thể giúp bạn?
  • Bạn có thể tìm hiểu thông tin ở đâu?
  • Làm thế nào bạn có thể làm điều đó?

4. Will: Cam kết hành động 

Trong giai đoạn này nhân viên của bạn cần có các cam kết thực hiện hành động để hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Là một nhà quản lý bạn cần lập kế hoạch hướng dẫn chi tiết, thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

mô hình GROW

Trong quá trình thực hiện bất cứ trở ngại nào cũng có thể xảy ra vì vậy các giải pháp sẽ được xem xét để thực hiện. Tuy nhiên là một nhà quản lý bạn nên lường trước được mọi trường hợp để linh hoạt xử lý các vấn đề ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.

Các câu hỏi mẫu cần đưa ra trong giai đoạn này:

  • Bạn sẽ làm gì?
  • Bạn sẽ làm nó thế nào?
  • Khi nào bạn sẽ làm điều đó?
  • Bạn sẽ nói chuyện với ai?
  • Bạn sẽ đi đâu?
  • Có điều gì bạn cần đặt trước đó không?
  • Bạn cam kết thực hiện hành động đó như thế nào?

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


III. Tính linh hoạt của mô hình GROW

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng các giai đoạn của GROW không nhất thiết phải tuân theo thứ tự đó. Một cuộc huấn luyện hiệu quả thường bắt đầu bằng cách khám phá mục tiêu và thực tế, sau đó bắt đầu di chuyển giữa tất cả bốn yếu tố theo ý muốn của bạn. 

Kể từ khi mô hình GROW được đặt ra, đã có một số thay đổi trong cách giải thích chữ ‘W’. Đôi khi nó được dùng để đại diện cho “kết thúc” hoặc “con đường phía trước”, hoặc “bạn sẽ thực hiện những hành động nào khác?”. John Whitmore đã giải thích rõ ràng với tôi rằng W đại diện cho ‘ý chí’ theo nghĩa có ý chí cam kết, và cách giải thích này là một phần quan trọng của mô hình.

John cũng cho rằng mọi người không nên theo mô hình một cách phiến diện. Nó chỉ đơn thuần là một khuôn khổ để cung cấp nhận thức về loại câu hỏi nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, thực tế hiện tại hoặc các bước tiếp theo cần thực hiện. 

Câu hỏi của người quản lý nằm ở đâu trong khuôn khổ này thường quan trọng hơn. Câu hỏi mục tiêu nâng cao năng lượng, câu hỏi thực tế cung cấp sự rõ ràng và câu hỏi tùy chọn và hành động biến ý tưởng thành kết quả cao nhất.

IV. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ thêm về mô hình GROW và cách áp dụng trong đào tạo và huấn luyện nhân viên. Qua đó, bạn có kế hoạch đào tạo và huấn luyện hợp lý.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để được hỗ trợ về các giải pháp nhân sự bạn vui lòng gửi tin nhắn đến Glints for Employers trên Zalo để được tư vấn ngay lập tức.

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự