Cách xây dựng quy trình Onboarding hiệu quả ?

anh.ly@glints.com

[email protected]

March 3, 2023
đào tạo nhân viên mới

Quy trình đào tạo nhân viên mới (Onboarding) bao gồm các bước giúp nhân viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và có tinh thần làm việc tốt nhất. Vậy làm thế nào để xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới? Câu trả lời sẽ được Glints bật mí trong bài viết sau đây.

I. Tầm quan trọng của việc xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới

Sau khi tuyển dụng được nhân sự mới thì đào tạo cho nhân viên làm quen với môi trường làm việc cũng như văn hóa tổ chức doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng.

đào tạo nhân viên mới

Việc xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Chỉ khi nhà tuyển dụng xây dựng được cho mình quy trình đào tạo nhân viên mới chuẩn chỉnh và khoa học thì mới có thể phát huy được năng lực tối ưu của đội ngũ nhân viên. Từ đó, tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên mới, nâng cao năng suất làm việc, giữ chân được nhân viên cũng như thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


II. Một quy trình đào tạo nhân viên mới cần đáp ứng các tiêu chí nào?

Tùy vào đặc thù kinh doanh và môi trường làm việc, nhà tuyển dụng cần tự đặt ra cho mình những câu hỏi nhằm xác định được định hướng quan trọng của một quy trình đào tạo nhân viên mới. Một quy trình đào tạo nhân viên mới có hiệu quả là khi đáp ứng được các tiêu chí sau:

1. Định hướng được công việc cho nhân viên mới

Nếu nhà tuyển dụng có thể định hướng cho nhân viên mới biết được nhiệm vụ cụ thể mà mình phải thực hiện, thì sẽ giúp cho nhân viên nhanh chóng tiếp thu công việc mới và tăng tốc, phát huy tối đa năng lực trong công việc. Thực hiện được điều này, công ty không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn tiết giảm được rất nhiều thời gian đào tạo nhân sự mới.

Để tìm hiểu chi tiết về quy trình Onboarding, tải ngay Ebook “Bộ Công Cụ Tuyển Dụng Toàn Diện” từ Glints


2. Giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc

Hỗ trợ nhân viên mới hòa nhập với môi trường của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc giúp họ nhanh chóng bắt nhịp với hoạt động của tổ chức, hiểu về lịch sử, giá trị, văn hoá cũng như cách quản trị của cấp quản lý.

>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết về chế độ đãi ngộ nhân viên

>>> Tham khảo thêm: Chiến lược giữ chân nhân viên giỏi

>>> Tham khảo thêm: Lợi ích của việc đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên

3. Giúp nhân viên mới tiếp thu và phát huy hiệu quả công việc

Đào tạo các kỹ năng chuyên môn cho từng vị trí và cung cấp đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho công việc cũng là một yêu cầu bắt buộc mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện.

Một khi đã nắm được kỹ năng làm việc cần thiết, nhân viên mới sẽ nhanh chóng làm quen với công việc cũng như xác định được cho mình kế hoạch phát triển cụ thể trong tương lai. Khi động lực làm việc được tạo ra, năng suất làm việc tăng lên và doanh số tạo ra từ nhân viên cũng tăng lên. Đó chính là thành công của việc đào tạo nhân viên mới.

4. Tiết kiệm được thời gian cho người hướng dẫn

Nếu việc đào tạo và định hướng cho nhân viên mới về văn hoá doanh nghiệp, về mục tiêu công việc đạt được hiệu quả ngay từ ban đầu, sẽ giúp cho nhân sự hướng dẫn hoặc cấp quản lý tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức khi hướng dẫn nhân viên.

Lúc này, nhân sự hướng dẫn chỉ cần tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên mới trong quá trình thực hiện công việc bằng cách củng cố lại các khái niệm về tiêu chí hoạt động của doanh nghiệp.

III. Một mẫu quy trình đào tạo nhân viên mới gồm các bước nào?

Một quy trình đào tạo nhân viên mới thường bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Bố trí môi trường làm việc cho nhân viên mới

Sau khi đợt tuyển dụng nhân sự kết thúc và doanh nghiệp tìm kiếm được những nhân sự mới tiềm năng và phù hợp, nhân sự phụ trách công tác tuyển dụng cần gửi email thông tin đến tất cả các phòng ban liên quan trong tổ chức để có sự chuẩn bị cần thiết và chu đáo. 

đào tạo nhân viên mới

Nhân viên mới sẽ ngồi làm việc ở trị trí nào? Bàn làm việc, máy tính, văn phòng phẩm dành cho nhân viên mới? Danh sách điện thoại và email liên hệ trong công ty, kế hoạch đào tạo công việc cụ thể,…? Đó là tất cả những yêu cầu cơ bản cần được chuẩn bị trước khi nhân viên mới đi làm ngày đầu tiên.

Bước 2: Tổ chức chào đón nhân viên mới

Sau khi đã bố trí chỗ ngồi và chuẩn bị đầy đủ các công cụ làm việc cần thiết cho nhân viên mới, bộ phận nhân sự cũng cần thực hiện công tác chào đón nhân viên mới, mục đích là để tạo cho họ cảm giác thoải mái và dễ dàng hòa nhập môi trường mới.

Việc chào đón nhân viên mới có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức một buổi chào đón chung dành cho các nhân viên mới, sắp xếp nhân viên chào đón và hướng dẫn nhân viên mới các thủ tục nhận việc để họ không cảm thấy bỡ ngỡ.

Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo gồm các thông tin chung và định hướng trong hoạt động của doanh nghiệp

Để giúp nhân viên mới nhanh chóng nắm bắt được các thông tin chung của doanh nghiệp, cách quản trị của các cấp quản lý cũng như giúp cho họ hoạch định được phương hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ cho họ các thông tin về:

  • Lịch sử thành lập và tổng quan về hoạt động của công ty; mục tiêu hoạt động, bộ máy tổ chức.
  • Các quy định, nguyên tắc, chính sách đối với nhân viên công ty;
  • Quy trình làm việc tại công ty: mô hình và thực tiễn áp dụng tại công ty, giờ giấc làm việc;
  • Hệ thống thông tin liên hệ trong công ty (Email, Điện thoại, Web, CRM,…)

Bước 4: Đào tạo nhân viên mới về kỹ năng chuyên môn

Tùy theo từng vị trí công việc mà nhân viên mới sẽ được tham gia các buổi đào tạo kỹ năng chuyên môn phù hợp để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các kiến thức doanh nghiệp cần cung cấp cho nhân viên mới trong quá trình này bao gồm:

  • Tổng quan về thị trường, ngành, sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.
  • Kiến thức cơ bản liên quan đến vị trí công việc mà nhân viên mới sẽ đảm nhiệm.
  • Nội dung công việc và các đặc trưng riêng của từng vị trí.
  • Kiến thức hoặc nghiệp vụ nâng cao cần phải có hoặc sẽ được đào tạo tại doanh nghiệp.
  • Kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng telemarketing, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích báo cáo,…

Bước 5: Đánh giá kết quả tham gia đào tạo của nhân viên mới

Sau khi kết thúc quá trình đào tạo nhân viên mới, doanh nghiệp cần tổ chức một buổi nói chuyện cởi mở và thân thiện với các nhân viên mới để lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp, phản hồi của họ, đồng thời đánh giá xem họ đã tiếp nhận được những kiến thức gì trong quá trình đào tạo.

Việc đánh giá này không chỉ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát về năng lực thực tế của nhân viên mà còn xây dựng được hướng phát triển nghề nghiệp theo đúng nhu cầu và nguyện vọng của họ và kế hoạch phát triển cho những nhân viên xuất sắc trong tương lai.

Ngoài ra, việc đánh giá kết quả đào tạo cũng giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn về quy trình đào tạo nhân sự mới của mình để phát huy tốt hơn trong các đợt tuyển dụng sau.

IV. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả tại doanh nghiệp mình.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự