Cẩm nang đánh giá hiệu suất nhân sự 2022 – Glints

anh.ly@glints.com

[email protected]

December 12, 2022
cẩm nang đánh giá hiệu suất nhân sự

Tốc độ tăng trưởng là điều quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt tăng trưởng kinh doanh mà không tiêu tốn quá nhiều chi phí đầu tư? Giải pháp dành cho câu hỏi trên là lấy nhân sự làm trọng tâm, và tập trung vào tối ưu hóa hiệu suất công việc. Thực tế, nhiều chuyên gia nhân sự và cấp điều hành vẫn chưa có cái nhìn tổng quan và chú trọng đến công tác đánh giá hiệu suất nhân viên.

Vậy cụ thể đánh giá hiệu suất nhân sự là gì? Cách xây dựng quy trình và biểu mẫu đánh giá nhân sự phù hợp? Những lỗi hay mắc phải và cách tránh khỏi khi thực hiện đánh giá hiệu suất nhân sự. Glints sẽ giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết này.

I. Đánh giá hiệu suất nhân sự là gì?

Đánh giá hiệu suất nhân sự (performance appraisal) là một quy trình đánh giá định kỳ và có hệ thống nhằm về đo lường hiệu quả công việc của nhân viên, so với các mục tiêu và yêu cầu đã được thiết lập của công việc.

II. Tầm quan trọng của đánh giá hiệu suất nhân sự?

“Đánh giá hiệu suất là điều cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp và nhân viên.”

Đánh giá hiệu suất ghi nhận nỗ lực và đóng góp của nhân viên, tạo tiền đề cho việc khen thưởng, tăng lương hoặc thăng chức. Đặc biệt quan trọng khi quản lý đội ngũ bán hàng, Sales. Qua đó, cải thiện hiệu suất làm việc cũng như tăng sự hài lòng trong công việc và giữ chân nhân viên. Theo Hubspot, các doanh nghiệp có mức độ hài lòng của nhân viên cao sẽ hoạt động hiệu quả hơn 202%.

Đối với chuyên gia nhân sự và nhà lãnh đạo, đây là công cụ hữu dụng giúp nắm bắt tiến độ công việc, liệu nhân viên có đang làm việc hiệu quả hay không, hay liệu có cần cải thiện hay đào tạo thêm về mảng nào? Đây là một phần thiết yếu của quản lý nhân sự, qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng doanh nghiệp.

cẩm nang đánh giá hiệu suất nhân sự

III. Cách thiết kế quy trình đánh giá hiệu suất nhân sự

Glints đề xuất bạn có thể bắt đầu đánh giá hiệu suất từ một cơ chế đơn giản: việc đánh giá được thực hiện bởi cá nhân và cấp quản lý trực tiếp dựa trên thang điểm có sẵn. Bộ phận nhân sự tổng hợp lại và đưa lên cấp điều hành để thảo luận và hoàn thiện trong đánh giá cuối cùng. Phương thức này dễ dàng và thuận tiện đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc có số lượng nhân viên ít.

Hiện nay, một số doanh nghiệp thường dựa vào OKR để đánh giá hiệu suất công việc. OKR (Objectives and Key Results) là phương pháp quản lý theo mục tiêu then chốt, thường được thống nhất cụ thể vào mỗi quý.

cẩm nang đánh giá hiệu suất

Đối với doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, việc đánh giá hiệu suất nên được thực hiện theo nhiều giai đoạn. Thay vì cấp trên thực hiện đánh giá, sau đó bộ phận nhân sự tổng hợp và đưa đến cấp điều hành, bạn nên chia quy trình thành từng bước nhỏ hơn. Cụ thể, nhân viên thực hiện bản tự đánh giá, sau đó cùng thảo luận và thống nhất với quản lý trực tiếp. Kết quả đó tiếp tục được xem xét bởi Trưởng phòng ban và phòng nhân sự để tổng hợp và trình lên cấp điều hành để có xác nhận cuối cùng.

>>> Tham khảo thêm: Ebook “Cẩm Nang Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Cho Doanh Nghiệp”

>>> Tham khảo thêm: Ebook ” Bộ Công Cụ Tuyển Dụng Toàn Diện 2022″ từ Glints

>>> Tham khảo thêm: Ebook ” 7 Chiến Lược Để Xây Dựng Mạng Lưới Ứng Viên Vững Mạnh”


IV. Kết luận

Hiệu suất công việc nắm giữ vai trò quan trọng và có tác động trực tiếp đến tăng trưởng doanh nghiệp. Vì vậy, gia tăng chất lượng, cải thiện hiệu suất công việc của đội ngũ nhân viên nói riêng và toàn bộ tổ chức nói chung nên là mục tiêu mà các doanh nghiệp cần chú trọng hướng tới.

Glints hy vọng rằng Ebook ” Đánh giá hiệu suất nhân sự” đem lại những thông tin hữu ích để bạn bắt đầu xây dựng quy trình đánh giá hiệu suất công việc hiệu quả nhất.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự