Cách gọi điện mời ứng viên phỏng vấn?

anh.ly@glints.com

[email protected]

March 3, 2023
cách gọi điện mời phỏng vấn

Gọi điện mời ứng viên tham gia phỏng vấn là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng so với các công việc khác. Gọi vào khung giờ nào? Truyền tải thông điệp như thế nào để ứng viên nhận lời mời phỏng vấn? Bài viết sau đây Glints sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng 5 cách gọi điện mời phỏng vấn để gây ấn tượng tốt với ứng viên.

I. Cách gọi điện mời phỏng vấn hiệu quả

1. Liệt kê các ý chính cần trao đổi với ứng viên

Các thông tin trong mẫu gọi điện mời phỏng vấn luôn phải được chuẩn bị trước. Việc này nhằm hạn chế tối đa tình trạng ứng viên cảm thấy khó hiểu hay nắm bắt thiếu thông tin.

cách gọi điện mời phỏng vấn

Khi đã có sẵn mọi thông tin, bạn chỉ cần sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý và lồng ghép khéo léo, mạch lạc vào cuộc gọi. Một số nội dung quan trọng bạn cần liệt kê trong mẫu gọi điện mời phỏng vấn là:

  • Hỏi rõ về thông tin cơ bản của ứng viên: họ tên, vị trí ứng tuyển, email, số điện thoại,… 
  • Giới thiệu chức danh của mình và nêu tên công ty. 
  • Hẹn phỏng vấn với thời gian, địa điểm cụ thể.
  • Lưu ý ứng viên mang theo hồ sơ xin việc, cách ăn mặc hoặc chỉ dẫn đường đi, cách gửi xe,…

>>> Tham khảo thêm: Các câu hỏi phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Các hình thức phỏng vấn trong tuyển dụng

>>> Tham khảo thêm: Các hình thức tuyển dụng nhân sự bạn cần biết

>>> Tham khảo thêmKịch bản phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp

>>> Tham khảo thêm: Cách đàm phán lương với ứng viên

>>> Tham khảo thêm: Cách tuyển dụng hiệu quả bạn cần biết

2. Lựa chọn thời điểm gọi hợp lý

Lựa chọn giờ “vàng” để gọi cho ứng viên là yếu tố quan trọng để cuộc gọi diễn ra suôn sẻ. Từ 10g đến 12g trưa hoặc 16g đến 18g chiều là khoảng thời gian lý tưởng – trùng với thời gian tan học, tan làm để ứng viên rảnh rỗi nghe máy. Lưu ý: Bạn nên tránh gọi cho ứng viên vào buổi tối vì vừa làm phiền thời gian riêng tư, vừa khiến hình ảnh công ty trở nên kém chuyên nghiệp. 

Bên cạnh đó, thời gian gọi điện mời phỏng vấn chỉ nên gói gọn trong khoảng cách 1 phút. Từ các thông tin bạn đã được liệt kê sẵn, hãy trao đổi thật nhanh chóng và mạch lạc để hai bên tiết kiệm thời gian tối đa.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra một số ca phỏng vấn trực tiếp linh động khác nhau để ứng viên lựa chọn. Trường hợp hai bên chưa thể thống nhất được trong cuộc gọi đầu tiên thì bạn hãy xin phép liên hệ lại sau vào khung giờ ứng viên tiện nghe máy.

3. Giới thiệu bản thân nhà tuyển dụng và doanh nghiệp

Để nội dung cuộc gọi không bị lan man, bạn nên tận dụng tốt thời gian để truyền đạt tất cả thông tin quan trọng. Trong đó, không thể thiếu bước giới thiệu bản thân cũng như tên doanh nghiệp để bảo đảm tính xác thực.

Ngay từ khi ứng viên trả lời điện thoại, bạn hãy giới thiệu ngay về tên, vị trí làm việc và tên doanh nghiệp, sau đó giải thích mục đích của cuộc gọi. Đặc biệt, nếu địa điểm phỏng vấn nằm ở nơi khó tìm thì hãy chỉ dẫn thêm cho ứng viên qua điện thoại.

4. Đi thẳng vào vấn đề

Mẫu gọi điện mời phỏng vấn chỉ đem lại hiệu quả cao khi nhà tuyển dụng nói thẳng vào trọng tâm công việc. Mục tiêu chính của cuộc gọi là thông báo về kết quả trúng tuyển cho ứng viên, sau đó mới sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn và xác nhận thời gian, địa điểm. Nếu có thể, bạn hãy cho ứng viên biết về thời gian phỏng vấn dự kiến để họ cân nhắc sắp xếp thời gian chuẩn nhất. Đừng nên diễn giải lan man, ngoài lề, chẳng hạn như nói quá nhiều về tính chất công việc, giới thiệu bản thân,…

5. Giọng nói thân thiện và chuyên nghiệp

Chú ý về giọng nói và ngữ điệu cũng là một trong những cách gọi điện mời phỏng vấn hiệu quả. Bên cạnh thái độ lịch sự, thân thiện thì bạn còn phải trả lời ứng viên sao cho chuyên nghiệp, thể hiện rõ sự trân trọng từ công ty. Giọng nói không cần nhấn nhá “màu mè”, nhưng phải đảm bảo dễ nghe và không bị ngọng. Tuy nhiên, thoải mái nói chuyện không có nghĩa là trở nên suồng sã. Nếu gặp sự cố gì thì cũng nên giữ mình, tránh thể hiện thái độ tiêu cực. 

6. Làm nổi bật sức hấp dẫn của buổi phỏng vấn

Không phải ứng viên nào khi được mời phỏng vấn cũng sẵn sàng nhận lời ngay. Do đó, bạn hãy “tung chiêu” tinh tế bằng cách tăng sức hấp dẫn của buổi phỏng vấn như là đề cập nhanh đến một vài yếu tố về thu nhập tốt, khả năng thăng tiến nhanh, cơ hội phát triển rộng mở,… để ứng viên cân nhắc tham gia.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


II. Một số lưu ý cần tránh khi gọi điện mời ứng viên tham gia phỏng vấn

Không phải ai cũng có kỹ năng chuẩn để gọi điện thoại mời phỏng vấn “bách phát bách trúng”, vì vậy bạn cần lưu ý một số sai lầm phổ biến sau:

cách gọi điện mời phỏng vấn
  • Không có sự chuẩn bị: Không chuẩn bị trước những điều cần thông báo với ứng viên. Lỗi sai này sẽ khiến ứng cử viên đánh giá công ty thiếu chuyên nghiệp và họ có thể từ chối phỏng vấn hoặc tệ hơn là bị họ review tiêu cực trên mạng xã hội. 
  • Tốc độ nói không phù hợp: Thời gian gọi diễn ra nhanh chóng không có nghĩa là tốc độ nói quá nhanh. Nói quá nhanh hay quá chậm đều sẽ khiến ứng viên mất tập trung, từ đó nắm bắt sai lệch thông tin. 
  • Nói lan man không có trọng tâm: Nếu bạn sợ quên hay nói thiếu thì nên gạch đầu dòng tất cả nội dung quan trọng ra giấy để khi nói bắt vào trọng tâm hơn. Bạn cũng có thể nghiên cứu qua kịch bản mẫu gọi điện mời phỏng vấn dưới đây để luôn bình tĩnh xử lý mọi tình huống.

III. Năm kịch bản gọi điện cho nhà tuyển dụng

1. Ứng viên đồng ý tham gia phỏng vấn

  • Cảm ơn bạn, vậy xin hẹn bạn đến địa điểm… để tham gia phỏng vấn vào lúc…
  • Không biết là bạn đã biết đường tới địa điểm phỏng vấn chưa ạ? Khi đến thì bạn vui lòng gửi xe ở…, sau đó giới thiệu với lễ tân là mình đến để phỏng vấn vị trí… nhé!

2. Ứng viên yêu cầu đổi lịch phỏng vấn

  • Bên công ty hiện có 2 khung giờ phỏng vấn: ngày… sáng từ… chiều từ… Bạn có thể lựa chọn theo lịch rảnh cá nhân.
  • (Sau khi ứng viên chọn lịch) Vậy mình sẽ chốt lịch phỏng vấn của bạn là vào lúc… tại địa chỉ… nhé! Cảm ơn bạn đã chấp nhận lời mời tham gia!

3. Ứng viên bận vào ngày phỏng vấn

  • Thật tiếc vì bạn chưa sắp xếp được thời gian lần này, bên công ty sẽ họp lại để xem còn tổ chức buổi phỏng vấn nào khác không nhé.

4. Ứng viên từ chối phỏng vấn

  • Dù hơi tiếc một chút nhưng cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm tới tin tuyển dụng, hy vọng trong tương lai hai bên sẽ còn cơ hội hợp tác.
  • Bạn có gì thắc mắc thêm không ạ? Vậy mình xin phép kết thúc cuộc gọi nhé, cảm ơn bạn đã dành thời gian.

5. Ứng viên tỏ thái độ hời hợt

  • Cảm ơn bạn đã quan tâm tới tin tuyển dụng của công ty, nếu không có nhu cầu tham gia phỏng vấn thì mình xin phép dừng cuộc gọi tại đây nhé! 

IV. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, giúp bạn gọi điện mời ứng viên phỏng vấn thành công.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự