Cẩm nang tuyển dụng ngành tài chính ngân hàng năm 2023 từ Glints

anh.ly@glints.com

[email protected]

October 12, 2023
cẩm nang tuyển dụng nhân sự ngành tài chính ngân hàng

Nếu bạn là chuyên viên tuyển dụng trong ngành tài chính ngân hàng, dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện công tác tuyển dụng. Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng những tiêu chí về công việc mà ứng viên cần đáp ứng. Qua đó, bạn có thể giúp doanh nghiệp của mình tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng thành công những ứng viên chất lượng nhất. Dưới đây là cẩm nang tuyển dụng ngành tài chính ngân hàng bạn có thể tham khảo.

I. Những vị trí trong ngành tài chính ngân hàng

Dưới đây là những vị trí thường được tuyển dụng trong ngành tài chính ngân hàng bạn cần nắm rõ nhiệm vụ công việc và tiêu chí ứng viên cần đáp ứng.

1. Giao dịch viên ngân hàng

Đây là một trong những vị trí ‘hot’ khi xin việc ngành tài chính ngân hàng. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đáp ứng yêu cầu, giải đáp thắc mắc liên quan tới sản phẩm dịch vụ, nhận các khoản tiền vay hoặc gửi, rút tiền cũng như các thủ tục giấy tờ,… Ngoài chuyên ngành vững vàng thì vị trí này còn yêu cầu kỹ năng tiếng anh tốt, ngoại hình sáng cao từ 1,58m, chịu được áp lực và có kỹ năng giao tiếp.

cẩm nang tuyển dụng nhân sự ngành tài chính ngân hàng

2. Chuyên viên kinh doanh

Ngành nghề nào cũng cần đến bộ phận kinh doanh, ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, bạn có nhiệm vụ tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, đồng thời giải đáp, tư vấn, tiếp thị sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. Thêm vào đó là phát hiện các hành vi gian lận từ hồ sơ của khách rồi tìm ra giải pháp ngăn chặn,… Để làm tốt công việc này, bạn cần có kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt, tư duy nhạy bén và chịu được áp lực cao.

cẩm nang tuyển dụng nhân sự ngành tài chính ngân hàng

3. Chuyên viên tín dụng

Ở vị trí này bạn cần tư vấn các thủ tục vay vốn cho khách hàng, thẩm định khả năng vay khách hàng, sau đó lập hợp đồng tín dụng. Nếu hồ sơ được duyệt thì tiến hành lập hồ sơ giải ngân, kiểm tra vốn. Chuyên viên tín dụng làm việc chuyển nhóm nợ và thu hồi nợ xấu, tất toán hợp đồng, giải chấp tài sản thế chấp.

4. Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân

Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân là người tư vấn cách dùng tiền cho khách hàng, đưa ra những giải pháp tài chính giúp khách hàng có lựa chọn phù hợp. Để làm việc này, bạn phải nhạy bén trong việc nhận biết các thông tin, thời cuộc, đánh giá tình hình thực tế, có kiến thức về luật thuế, đầu tư, bảo hiểm.

5. Nhân viên phân tích tài chính

Công việc của chuyên viên phân tích tài chính là tổng hợp và phân tích các thông tin, xu hướng hiện có và đưa ra những dự báo trong tương lai; tư vấn cho giám đốc về cấu trúc thuế, tài chính, chiến lược đầu tư, phân tích rủi ro đầu tư. Bạn phải có kỹ năng sử dụng số liệu về tài chính và những am hiểu nhất định về thị trường tiền tệ để đưa ra những giải pháp đầu tư hiệu quả và đúng đắn nhất.

cẩm nang tuyển dụng nhân sự ngành tài chính ngân hàng

6. Kiểm toán viên nội bộ

Vị trí này rất quan trọng, làm công việc rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế có liên quan. Kiểm tra các thông tin tài chính, tính hiệu quả của các công tác kế toán. Lập báo cáo kiểm toán, do đó, bạn phải có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro, giao tiếp tốt,vững kiến thức chuyên ngành kiểm toán, hiểu biết về ngân hàng bán buôn và bán lẻ là lợi thế.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


7. Nhân viên Telesales ngân hàng

Công việc của telesales là tìm kiếm khách hàng và tư vấn cho họ các sản phẩm dịch vụ như vay vốn, gửi tiết kiệm, làm thẻ tín dụng,… của ngân hàng thông qua tổng đài. Đồng thời, trả lời giải đáp câu hỏi thắc mắc của khách hàng. Làm tốt nhiệm vụ được giao của cấp trên. Muốn làm việc này bạn phải có khả năng chịu áp lực tốt, kiến thức chuyên môn và có tính bền bỉ, kiên nhẫn.

8. Nhân viên quản lý rủi ro

Nhiệm vụ của nhân viên quản lý rủi ro là dự báo và phân tích vấn đề rủi ro, lên kế hoạch để giảm thiểu rủi ro trong doanh nghiệp. Phân tích, xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn công cụ đo lường và quản lý rủi ro phát sinh.

Đảm bảo các chính sách rủi ro được thực thi đúng, hiệu quả. Hỗ trợ tư vấn các bộ phận khác chiến lược quản trị, giảm thiểu rủi ro. Bạn cần phải biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Tiếng Anh nói và viết tốt. Tư duy logic và phân tích tốt. Khả năng giao tiếp, phân tích tốt, làm việc độc lập, lường trước các rủi ro.

II. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tài chính ngân hàng

Bên cạnh các câu hỏi nghiệp vụ chuyên môn thì các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một vài vấn đề để thấy được các phẩm chất cũng như kỹ năng của bạn có phù hợp với doanh nghiệp hay không, do đó bạn nên trả lời trước các mẫu câu hỏi dưới đây.

  • Hãy giới thiệu về bản thân?
  • Tại sao bạn lại chọn ngân hàng chúng tôi?
  • Tại sao bạn lại chọn công việc này?
  • Bạn có nộp hồ sơ vào những ngân hàng khác không?
  • Nêu 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bạn?

III. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của mình trong việc tuyển dụng thành công những nhân tài chất lượng trong ngành tài chính ngân hàng. Bạn cần xác định rõ vị trí cần tuyển cũng như tiêu chí cụ thể.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để được hỗ trợ về các giải pháp nhân sự bạn vui lòng gửi tin nhắn đến Glints for Employers trên Zalo để được tư vấn ngay lập tức.

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự