Chính sách nhân sự là gì? Chính sách giúp thu hút nhân tài chất lượng?

anh.ly@glints.com

[email protected]

November 29, 2022
chính sách nhân sự là gì?

Chính sách nhân sự vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Đây là chính sách mà mọi nhà tuyển dụng, và quản lý quan tâm sâu sắc vì giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài, cũng như thu hút và tuyển dụng nhân tài chất lượng và sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy cụ thể chính sách nhân sự là gì? và những chính sách nhân sự giúp thu hút chất lượng nhất? Trong bài viết này, Glints xin chia sẻ 1 cách chi tiết nhất đến với bạn.

I. Chính sách nhân sự là gì?

Chính sách nhân sự bao gồm những quy tắc liên quan đến chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo và phát triển, chính sách đãi ngộ và tiền lương, quy tắc khen thưởng, kỷ luật,… của doanh nghiệp. Chính sách nhân sự giúp doanh nghiệp vận hành 1 cách trơn tru nhất và đảm bảo mọi nhân sự hoàn thành các công việc được giao.

chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự là xương sống của mọi doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có 1 chính sách nhân sự khác nhau, phù hợp với doanh nghiệp của riêng mình. Chính sách nhân sự do ban giám đốc quyết định và được kiểm soát bởi bộ phận nhân sự. Chính sách nhân sự là nền tảng của mọi doanh nghiệp, giúp tăng tính đoàn kết trong nội bộ, cũng như thu hút những ứng viên tiềm năng.

II. Vai trò của chính sách nhân sự trong doanh nghiệp

Chính sách nhân sự bài bản sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ phát triển quản trị nhân sự toàn diện, cho đến nâng cao chất lượng nhân sự, cải thiện, nâng cấp quy trình tuyển dụng. Để hiểu rõ hơn về vai trò của chính sách nhân sự, chúng ta cùng khai thác sâu hơn ở những khía cạnh dưới đây. 

  • Về mặt ngăn chặn rủi ro từ nhân sự, các chính sách lương thưởng, đãi ngộ hợp lý giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài. Nhân viên chất lượng cảm thất yên tâm hơn để ở lại và cống hiến lầu dài cho doanh nghiệp của bạn, đồng thời thể hiện doanh nghiệp bạn tuân thủ các quy tắc pháp luật đầy đủ.
  • Về mặt xây dựng văn hóa công ty, chính sách nhân sự rõ ràng và công bằng giúp mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng, nhất quán; giảm được các vụ kỷ luật, kiện cáo; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với nhau; nâng cao năng suất làm việc và giữ chân người tài.
  • Về mặt xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, chính sách nhân sự rõ ràng sẽ mang lại cho doanh nghiệp hình ảnh chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác và khách hàng, giúp tăng thêm độ uy tín, thu hút nhiều ứng viên tiềm năng và chất lượng. Đây là lý do vì sao những tập đoàn hàng đầu, có danh tiếng ổn định thường tuyển dụng được nhân sự chất lượng, ngay cả khi mức lương của họ đề xuất cũng không quá vượt trội trên thị trường lao động. 

Để nhận thêm những thông tin kiến thức bổ ích và mới nhất về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự, vui lòng để lại thông tin


III. Những nội dung chính của chính sách nhân sự

Chính sách nhân sự phụ thuộc chặt chẽ vào quy định của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng mạnh mẽ từ những người đứng đầu lãnh đạo. Tuy nhiên, chính sách nhân sự được xây dựng dựa trên những chính sách cơ bản như chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo và phát triển, chính sách đãi ngộ và tiền lương,…

1. Chính sách tuyển dụng

Chính sách tuyển dụng được áp dụng trong quá trình tuyển dụng gồm có ba nội dung sau đây: chính sách sàng lọc, chính sách đào tạo nhân viên mới và chính sách thử việc. 

Trong chính sách sàng lọc, nhà tuyển dụng sẽ sàng lọc hồ sơ ứng viên để tìm được người phù hợp với vị trí cần tuyển. 

Sau khi đã sàng lọc ứng viên và chọn được ứng viên chất lượng, bộ phận nhân sự có nhiệm vụ hướng dẫn nhân viên mới thích nghi với văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên mới cần nắm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của bản thân trong môi trường chung để làm việc một cách thoải mái nhất. 

Cuối cùng, nhân viên và doanh nghiệp cần có khoảng thời gian hiểu thêm về nhau, lúc này chính sách thử việc được áp dụng. Trong quá trình thử việc, bộ phận nhân sự tiếp nhận đánh giá ứng viên, từ đó xem xét về việc nâng lên làm nhân viên chính thức. 

>>> Tham khảo thêm: Ebook ” Bộ Công Cụ Tuyển Dụng Toàn Diện 2022″ từ Glints

2. Chính sách đào tạo và phát triển

Nhiều doanh nghiệp bỏ qua chính sách đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên, bởi họ nghĩ không cần thiết, và việc đào tạo nhân viên sẽ tốn chi phí, thời gian. Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng đào tạo và phát triển nhân sự không khác gì bộ xương sống của doanh nghiệp. Nếu bộ xương ngày càng cứng cáp thì doanh nghiệp mới đi xa được, ngược lại bộ xương yếu ớt thì doanh nghiệp cũng khó mà đứng vững. 

Để xây dựng chính sách này, doanh nghiệp cần trải qua những bước sau:

  • Lập kế hoạch đào tạo và dự trù kinh phí
  • Xây dựng nội dụng, lịch trình các buổi đào tạo cụ thế
  • Cân nhắc mục tiêu, kết quả đo lường và khoảng thời gian cần để đào tạo
  • Sau khi kết thúc khóa đào tạo, doanh nghiệp cần đánh giá chất lượng để xem nhân viên nào đã hoàn thành bài kiểm tra xuất sắc, nhân viên nào chưa đủ năng lực vượt qua để có đề án cải thiện chất lượng phù hợp 

>>> Tham khảo thêm: Lợi ích của việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên

3. Chính sách đãi ngộ và tiền lương

Chính sách lương thưởng không thể thiếu ở mỗi tổ chức, giúp nhân viên ổn định đời sống, và thể hiện sự thành công, ổn định của doanh nghiệp. Một chính sách đãi ngộ hợp lý gồm có phúc lợi nhân viên (trợ cấp, các loại bảo hiểm,…), chu kỳ trả lương, hình thức thanh toán. 

Bên cạnh đó, số ngày lễ, số ngày nghỉ phép được nhiều nhân sự quan tâm, vì đây là quyền lợi họ được hưởng. Có một số doanh nghiệp không đảm bảo luật nghỉ phép theo nhà nước, làm nhân viên cảm thấy bị bóc lột, không được tôn trọng, tạo ra tình trạng chảy máu chất xám.

4. Chính sách đánh giá nhân viên

Đánh giá nhân viên là một quy trình đánh giá định kỳ và có hệ thống nhằm về đo lường hiệu quả công việc của nhân viên, so với các mục tiêu và yêu cầu đã được thiết lập của công việc, cũng như đánh giá sự hoà hợp của nhân viên đối với văn hoá công ty.

Chính sách đánh giá nhân viên tạo tiền đề cho việc khen thưởng, tăng lương hoặc thăng chức. Đặc biệt quan trọng khi quản lý đội ngũ bán hàng, Sales. Qua đó, cải thiện hiệu suất làm việc cũng như tăng sự hài lòng trong công việc và giữ chân nhân viên. Theo Hubspot, các doanh nghiệp có mức độ hài lòng của nhân viên cao sẽ hoạt động hiệu quả hơn 202%.

Đối với chuyên gia nhân sự và nhà lãnh đạo, đây là công cụ hữu dụng giúp nắm bắt tiến độ công việc, liệu nhân viên có đang làm việc hiệu quả hay không, hay liệu có cần cải thiện hay đào tạo thêm về mảng nào? Đây là một phần thiết yếu của quản lý nhân sự, qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng doanh nghiệp.

5. Chính sách nghỉ việc

Đây là chính sách diễn giải các trường hợp nghỉ việc và cách xử lý các trường hợp đó. Nhân viên sẽ bị cho nghỉ hay đến thời hạn được nghỉ, có hình phạt hay phần thưởng gì cho việc này hay không? Chính sách sẽ trả lời những câu hỏi này:

  • Nghỉ do việc gia đình: Các công ty thường có chính sách cho nhân viên xin phép nghỉ vào thời điểm này. Số ngày nghỉ do công ty tuỳ ý quy định nhưng thường là giới hạn 3 ngày, nếu nghỉ thêm thì cần xin phép cấp trên.
  • Nghỉ hầu tòa: Trường hợp này không có nhiều ở Việt Nam nhưng nếu nhân viên là nhân chứng của một vụ án nào đó, công ty nên dành thời gian cho họ đi tìm công lý.
  • Nghỉ thai sản: Chính sách này chắc chắn phải được áp dụng triệt để theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, chính sách nghỉ này được điều chỉnh tốt hơn trước rất nhiều khi không chỉ vợ mà chồng cũng được nghỉ để chăm vợ. Một số doanh nghiệp có thể tăng số ngày nghỉ thai sản và coi đó như một quyền lợi đặc biệt khi nhân viên đầu quân cho doanh nghiệp của họ.
  • Nghỉ ốm: Khi nhân viên bị ốm, họ nên có thời gian để hồi phục. Thông thường, các công ty sẽ cử người đến thăm người ốm. Thời gian nghỉ ốm thường là 3 ngày, nếu sau 3 ngày công ty không nhận được bất cứ tin tức gì về nhân viên đó, công ty nên tự động cử đại diện đến nhà xem xét tình hình.
  • Nghỉ việc: Có thể hiểu trường hợp này theo 2 cách là nghỉ việc và bị cho nghỉ việc. Nghỉ việc có nhiều nguyên do, có thể đến từ cả phía nhân viên hoặc doanh nghiệp. Nếu là từ phía nhân viên, nhiều công ty có chính sách nhân viên phải thông báo trước 1 tháng. Nếu là từ phía công ty khi thấy nhân viên không đủ năng lực, vi phạm kỷ luật,… nên buộc phải chấm dứt hợp tác thì quyết định thường sẽ có hiệu lực trong vòng 24h.

6. Chính sách nghỉ hưu

Sau một thời gian dài cống hiến thì chế độ hưu trí cũng là vấn đề mà nhân sự quan tâm hàng đầu.

Chế độ hưu trí ngoài việc tuân thủ đúng những quy định do pháp luật đặt ra ở Bộ Luật Lao Động thì doanh nghiệp có thể khuyến khích thêm một số phúc lợi như hỗ trợ chi phí bảo hiểm, tặng cổ phần cho những nhân viên cốt cán về hưu,…. 

7. Chính sách giải quyết khúc mắc, mâu thuẫn

Làm việc với bộ máy nhân sự không thể nào áp dụng những điều khoản, luật lệ cứng nhắc như máy móc được. Đôi khi cấp lãnh đạo, quản lý cũng sẽ đau đầu với những vấn đề phát sinh. Vì vậy, chính sách giải quyết khúc mắc, mâu thuẫn sẽ giúp những việc này được giải tỏa một cách trơn tru, hạn chế rủi ro và củng cố niềm tin của nhân viên.

Để giải quyết những khúc mắc trong bộ máy nội bộ thì cần phải có những quy trình nhất định song đây lại mang nặng yếu tố con người nên cần uyển chuyển và không quá khô khan. Ví như:

Đầu tiên, khi mâu thuẫn xảy ra, cấp trên cần tiến hành lắng nghe để người có vấn đề được giải tỏa. Việc lắng nghe này là cần thiết nhằm tìm được vấn đề và kịp thời điều chỉnh, củng cố bộ máy.

Sau khi đã thấu hiểu cũng như nắm được mấu chốt vấn đề thì tùy từng trường hợp mà cấp trên sẽ đưa ra phương thức dàn xếp, hòa giải. Việc này cần phải khéo và nghiêm minh thì nội bộ mới ổn định.

Cuối cùng, đưa ra từng quyết định khiển trách hoặc phê bình phù hợp. Để đi đến quyết định này, đòi hỏi bạn phải tìm hiểu thông tin, góc nhìn một cách khách quan, tốt nhất là xem xét từ nhiều phía.

8. Chính sách khen thưởng sự kiện trong công ty

Giải thưởng và sự kiện là những yếu tố cần để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững. 

Giải thưởng khi một nhân viên, đội nhóm hoặc tập thể nào đã có những đóng góp xuất sắc trong thời gian vừa qua. Giải thưởng dựa trên kết quả đánh giá năng lực, có thể thưởng tiền, tặng bằng khen, huy chương để nhân viên, tập thể có động lực phấn đấu.

Sự kiện nhằm củng cố tinh thần đoàn kết cũng như sự yêu mến của nhân viên đối với công ty. Hãy biến doanh nghiệp thành ngôi nhà thứ hai của mỗi nhân sự tại đây bằng những sự kiện như tiệc sinh nhật, tất niên, lễ kỷ niệm, thậm chí là Team Building hoặc du lịch, tham quan.

Để nhận thêm những thông tin kiến thức bổ ích và mới nhất về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự, vui lòng để lại thông tin


IV. Chính sách giúp thu hút nhân tài chất lượng

Thu hút và tuyển dụng thành công nhân tài chất lượng không hề dễ dàng. Doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể để tìm kiếm và thu hút nhân tài. Dưới đây Glints xin chia sẻ 1 số chính sách giúp bạn tìm kiếm và thu hút nhân tài chất lượng dễ dàng.

1. Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Bước đầu tiên để thu hút ứng viên là tập trung vào việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp. Điều đó nghĩa là bạn cần hiểu những giá trị trong cuộc sống mà thế hệ millennial hay thế hệ Z đang tìm kiếm và có những động thái thỏa hiệp phù hợp. Đã đến lúc doanh nghiệp cần tạo sự chú ý và thể hiện doanh nghiệp là một nhà tuyển dụng có sức thu hút trong mắt ứng viên.

Thương hiệu nhà tuyển dụng cần xuất phát từ sự chân thật, khiến các ứng viên tìm việc trẻ tuổi cảm thấy văn hóa doanh nghiệp và họ có sự liên quan và đồng cảm. Ví dụ, việc doanh nghiệp quan tâm đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân rất được ứng viên quan tâm. Những động thái này cho thấy được sự quan tâm và đồng cảm từ phía lãnh đạo là những người luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và tạo điều kiện để nhân viên hoàn thành công việc tốt nhất. Hiện nay, rất nhiều công ty công nghệ lớn trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam đã áp dụng thành công mô hình làm việc kết hợp: làm việc từ xa, làm việc tại nhà và làm việc tại văn phòng (Hybrid Model). Mô hình trên vừa giúp doanh nghiệp giảm tải chi phí và mà còn tạo sự thoải mái cho nhân viên, giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, trách những áp lực và sự quá tải không đáng có.

Ebook xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
Tìm hiểu chi tiết về chiến lược xây dựng
thương hiệu tuyển dụng hiệu quả nhất

2. Biến Nhân Viên Thành Những Đại Sứ Tuyển Dụng Cho Doanh Nghiệp

Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của nhân viên hiện tại. Những đánh giá của nhân viên đã được minh chứng cũng hiệu quả không kém những nỗ lực xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, như việc xây dựng sự hiện diện tích cực trên các nền tảng trực tuyến. Nếu bạn muốn thu hút nhân tài, bạn cần phải tạo sự kết nối với các ứng viên tìm việc để thu hút sự chú ý.

chính sách thu hút nhân tài
Hãy để nhân tài thu hút nhân tài

Sáng tạo những nội dung như bài đăng blog và video phỏng vấn nhân viên để làm tư liệu giúp định hình cho hình ảnh về doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn làm tốt, điều này sẽ tạo nên thành công và thu hút nhiều ứng viên đến với mình. Bạn cũng sẽ nhận được kết quả tương tự khi bạn có thứ hạng SEO cao và chiếm ưu thế hơn những công ty đối thủ.

Ứng viên tìm việc sẽ hứng thú với một bài viết về trải nghiệm của nhân viên tại văn phòng hơn là một bài viết chỉ đơn thuần giới thiệu về công ty. Ví dụ, hãy để nhân viên của bạn chia sẻ những điều mà họ yêu thích về công ty, hay những động lực trong công việc của họ, v.v… Điều đó sẽ giúp cho ứng viên tìm việc có thể quan sát được sự đa dạng của đội ngũ và văn hóa doanh nghiệp của bạn một cách thực tế.

Khi doanh nghiệp đầu tư nhiều thời gian hơn và cá nhân hóa hơn, nhà tuyển dụng sẽ nhận về nhiều ích lợi, đặc biệt là khi doanh nghiệp đã sở hữu một văn hóa hiện đại và chuyên nghiệp. Hãy thể hiện những khía cạnh tốt đẹp và tích cực, và để nhân viên trở thành những đại sứ thương hiệu hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.

3. Tìm Kiếm Ở Mọi Ngóc Ngách

Xây dựng và duy trì mạng lưới ứng viên đồng nghĩa với việc cơ hội có thể được tìm thấy ở mọi nơi. Bạn có biết rằng John Tan, CEO của Saturday Kids, gặp gỡ nhân viên đầu tiên của ông ấy tại một buổi hòa nhạc? Và tất nhiên, mãi đến hai năm sau khi đã kết nối lại với ứng viên ấy thì ông mới chính thức tuyển dụng họ.

Ông ấy không cần phải phỏng vấn họ ngay trong buổi hòa nhạc đó, nhưng ông vẫn cởi mở trao đổi với người mà ông nhận thấy là tiềm năng, và cuối cùng ông đã đạt được kết quả xứng đáng.

Bạn nghĩ rằng điều này chỉ thi thoảng mới xảy ra? Nhưng việc tuyển dụng chỉ xảy ra khi bạn gặp gỡ người khác. Ở mỗi nơi mà bạn đến, bạn đều có thể gặp gỡ người khác – trừ trường hợp mà bạn luôn kẹt trong văn phòng hay phòng riêng của mình. Bạn nên có lòng tin rằng người tiếp theo mà bạn gặp có thể sẽ là người củng cố cho mạng lưới nhân lực của bạn.

“Nhân lực mà bạn tuyển [có thể] là những người mà bạn tiếp xúc trong những lĩnh vực khác của cuộc sống,” Adeline, Giám đốc Điều hành của HRnetGroup cho biết. “Hãy tìm hiểu về những người mà bạn gặp gỡ. Quan sát cách họ thể hiện và xem liệu bạn có thích họ hay không.”

Saturday Kids đã chốt được ứng viên thông qua mối quan hệ cá nhân của CEO và các hoạt động thường xuyên của ông trong một hội nhóm trên Facebook. Chúng ta cần phải tận dụng triệt để các mối quan hệ, cũng như những địa điểm mà chúng ta ghé thăm.

>>> Tham khảo thêm: HRMs hệ thống nhân sự trong công ty là gì?

III. Kết luận

Chính sách nhân sự vô cũng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, giúp bạn quản lý doanh nghiệp 1 cách hiệu quả, cũng như thu hút, tìm kiếm và tuyển dụng thành công những nhân tài chất lượng.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

IV. Các câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Chính sách nhân sự là gì?

Chính sách nhân sự của doanh nghiệp là hệ thống những quy tắc và hướng dẫn chính thức mà doanh nghiệp đưa ra để quản lý nhân viên của mình. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự công bằng và nhất quán trong một doanh nghiệp, cũng như có khả năng giúp bảo vệ doanh nghiệp trước các khiếu nại pháp lý

2. Chính sách đãi ngộ nhân viên bao gồm những gì?

Chính sách đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp là việc chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên để họ có thể yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Các chế độ đãi ngộ mà doanh nghiệp dành cho nhân viên có thể kể đến như: tiền lương cơ bản, các khoản thưởng, chế độ bảo hiểm, các loại như phụ cấp như phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, quà sinh nhật, hiếu hỷ, liên hoan, teambuilding,….

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự