Thay đổi văn hoá doanh nghiệp sao cho hiệu quả?

anh.ly@glints.com

[email protected]

February 3, 2023
thay đổi văn hoá doanh nghiệp

Thay đổi văn hóa được xem là một trong những thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có bề dày lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, việc thay đổi là cần thiết để phù hợp với tiến trình phát triển của doanh nghiệp và thích nghi với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Vậy thay đổi văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để thay đổi văn hóa của tổ chức? Hãy cùng Glints tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là gì?

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp chính là quá trình thay đổi một số hoặc toàn bộ các giá trị về đạo đức, phong cách quản lý, tầm nhìn, sứ mệnh hay triết lý, tư duy kinh doanh nhằm củng cố và phát triển văn hóa theo các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.

thay đổi văn hoá doanh nghiệp

Theo đó, quá trình thay đổi thường diễn ra không đơn giản, đòi hỏi phải có sự cố gắng, góp sức của tất cả mọi thành viên trong tổ chức, mà trước hết chính là ban lãnh đạo doanh nghiệp hay những người khởi xướng thay đổi.

>>> Tham khảo thêm: Phương pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

>>> Tham khảo thêm: Các loại hình văn hoá doanh nghiệp bạn cần biết

>>> Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

>>> Tham khảo thêm: Cách duy trì văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

II. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp bằng cách nào?

Sau đây là một số phương pháp phổ biến mà ban lãnh đạo có thể áp dụng để thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp:

– Khuyến khích tinh thần tự nguyện: Con người luôn là nhân tố chiến lược trong sự thay đổi của doanh nghiệp. Do đó, thay vì áp đặt tư tưởng văn hóa mới và bắt buộc nhân viên chấp hành, các nhà lãnh đạo cần khơi gợi tinh thần tự nguyện thay đổi ở toàn bộ các thành viên trong tổ chức. Vấn đề cốt lõi là phải làm sao để họ thấy được rằng chỉ có sự thay đổi mới giúp cho doanh nghiệp trở nên tốt đẹp hơn.

– Thay đổi các vị trí quan trọng: Các vị trí quản lý là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Để tạo ra một môi trường mới năng động, sáng tạo hơn thì nhà lãnh đạo có thể cân nhắc thay thế các quản lý làm việc theo tư duy cũ bằng những cá nhân mang tư tưởng đổi mới.

– Áp dụng công nghệ: Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong nền công nghiệp 4.0, ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào hoạt động của tổ chức. Với sự tác động của công nghệ trong văn hóa doanh nghiệp, các nhà quản trị, nhân viên cần phải thay đổi, cập nhật thông tin kiến thức, đổi mới phong cách làm việc để đạt hiệu suất công việc cao hơn.

Để nhận thêm những thông tin kiến thức bổ ích và mới nhất về Tuyển dụngPhát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự, vui lòng để lại thông tin


III. Nguyên tắc cần lưu ý khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Chìa khóa của sự thay đổi văn hóa nằm ở việc công ty, doanh nghiệp biến những kỳ vọng mơ hồ trở thành hiện thực. Ba nguyên tắc dưới đây sẽ giúp quá trình chuyển đổi văn hóa của doanh nghiệp trở nên khả thi.

cách thức thay đổi văn hoá doanh nghiệp

– Nguyên tắc 1: Cần có nhiều thời gian: Việc thay đổi văn hoá không đến mức quá khó khăn, tuy nhiên cũng không thể hoàn thành trong “một sớm một chiều” mà cần thời gian, tối thiểu là 1 năm, hoặc khoảng 3-6 năm. Song song đó, doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi một cách thực sự cẩn trọng và kiên nhẫn.

– Nguyên tắc 2: Tận dụng kênh truyền thông nội bộ: Kênh truyền thông nội bộ là một trong các hình thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp chủ chốt. Đây là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong việc kết nối giữa các thành viên, giữa nhân viên và ban lãnh đạo. Vì vậy, hãy lựa chọn kênh truyền thông phù hợp cho kế hoạch thay đổi.

– Nguyên tắc 3: Cần người khởi xướng: Những người khởi xướng thay đổi phải làm gương cho các hành vi mà họ muốn thấy người khác tuân thủ. Nếu họ không truyền tải một thông điệp kiên định và giữ thông điệp đó rõ ràng, thay đổi văn hoá có thể chỉ được xem là “mô hình trong tủ kính.

IV. Một số ví dụ thay đổi văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu

1. Văn hóa công ty của Adobe

Adobe là một trường hợp thay đổi văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu. Phần lớn nhân viên của Adobe được trải nghiệm những dự án đòi hỏi sức sáng tạo và thể hiện khả năng của bản thân. Nhờ đó, họ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng tạo ra những sản phẩm chất lượng nhờ chính sách quản lý linh hoạt, không quá cứng nhắc như các chỉ số đánh giá, KPIs. Bên cạnh đó, nhân viên còn được người quản lý hỗ trợ hoàn thành công việc đúng tiến độ.

2. Văn hóa công ty của SquareSpace

SquareSpace là một công ty xây dựng website khá nổi tiếng. Tại đây, mô hình nhân sự được tổ chức theo phong cách “phẳng” – tức là không có (hoặc có rất ít) các cấp bậc quản lý giữa những người điều hành và nhân viên. Nhân viên của SquareSpace được tài trợ trọn gói bảo hiểm cao cấp, nghỉ phép linh hoạt, không gian làm việc thoải mái, bữa ăn miễn phí, tiệc chiêu đãi hàng tháng và các chương trình đào tạo,…

3. Văn hoá công của Glints

Tại Glints, chúng tôi liên đề cao tính kỷ luật cao, sự bình đẳng và sự sáng tạo. Tại đây, mỗi Glintstar là 1 mảnh ghép quan trọng của Glints, và có quyền lên tiếng và đóng góp ý kiến trong công việc, cũng như các vấn đề thay đổi chính sách của công ty. Các Glintstar được hưởng gói phúc lợi vô cùng hấp dẫn: thời gian làm việc linh hoạt (hybrid mode), trợ cấp gửi xe, cũng như bảo hiểm sức khoẻ cao cấp và các chương trình đào tạo hấp dẫn,…..

V. Kết luận

Glints mong rằng qua bài viết trên bạn có thể hiểu thêm về các cách thức thay đổi văn hoá doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Thay đổi văn hoá doanh nghiệp là việc vô cùng trọng đại nên bạn cần xem xét và suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện.

Bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết hữu ích khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham giá bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự