Bộ công cụ tuyển dụng toàn diện 2022 từ Glints.

anh.ly@glints.com

[email protected]

November 25, 2022
bộ công cụ tuyển dụng toàn diện

Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu tìm được những ứng viên hàng đầu cho những vị trí đang cần tuyển. Quy trình tuyển dụng bắt đầu từ việc mở đơn ứng tuyển và kết thúc khi ứng viên bắt đầu ngày làm việc đầu tiên tại văn phòng. Quy trình tuyển dụng có thể khá khó khăn, đối với nhà tuyển dụng lần đầu hay ngay cả đối những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Một bộ công cụ tuyển dụng sẽ giúp quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Trong bài viết này, Glints xin chia sẻ đến các bạn bộ công cụ tuyển dụng toàn diện mới nhất.

I. Tầm quan trọng của bộ công cụ tuyển dụng

55% nhà tuyển dụng cho biết công cụ tuyển dụng giúp họ rút ngắn thời gian tuyển dụng, đồng thời hướng dẫn họ trong suốt quy trình tuyển dụng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Bộ công cụ này bao gồm các mẫu template và danh sách checklist giúp tiết kiệm thời gian, cũng như một số thủ thuật mà mọi doanh nghiệp có thể tùy chỉnh dựa trên nhu cầu, dù cho doanh nghiệp của bạn có đang thuộc ngành nghề nào.

công cụ tuyển dụng

Nhận ngay Ebook ” Bộ Công Cụ Tuyển Dụng Toàn Diện 2022″ từ Glints để làm chủ bộ công cụ tuyển dụng của riêng bạn


II. Phỏng vấn sàng lọc ứng viên

Với phỏng vấn sàng lọc, nhà tuyển dụng có thể đào sâu vào những chi tiết sau:

Xác minh lý lịch ứng viên:

Xác minh lý lịch đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh tính chính xác của hồ sơ của ứngviên. Nhà tuyển dụng sẽ có được cái nhìn sơ lược về tính cách của ứng viên.

các phương pháp sàng lọc ứng viên
Phỏng vấn sàng lọc không chỉ đơn thuần là lọc CV ứng viên

Kiểm tra kiến thức doanh nghiệp:

Kiến thức doanh nghiệp không kém phần quan trọng, so với việc xác minh lý lịch. Qua đây, nhà tuyển dụng sẽ biết nếu ứng viên thật sự hứng thú với công ty, hoặc ứng viên và công ty có điểm chung nào không.

Qua việc xác minh lý lịch ứng viên cũng như kiểm tra kiến thức doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có thể biết được liệu ứng viên là thực sự đáp ứng được trình độ chuyên môn cũng như phù hợp với văn hoá công ty hay không. 

>>> Xem thêm: Dịch vụ Headhunt là gì? Sự khác biệt giữa Headhunting và Recruiting

>>> Xem thêm: 7 phương pháp sàng lọc ứng viên hiệu quả nhất.

Nhận ngay Ebook ” Bộ Công Cụ Tuyển Dụng Toàn Diện 2022″ từ Glints để làm chủ bộ công cụ tuyển dụng của riêng bạn


III. Bộ Công Cụ Đánh Giá Ứng Viên (User Interview)

User interview là buổi phỏng vấn mà ứng viên gặp gỡ quản lý trực tiếp của họ. Tại giai đoạn này, câu hỏi sẽ mang tính chuyên môn hơn nhằm kiểm tra trình độ năng lực của ứng viên.

Giai đoạn này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định nếu ứng viên thật sự phù hợp với văn hoá doanh nghiệp và có sẵn sàng để làm việc. Tại bước này, ba điểm sau cần được nêu bật với ứng viên:

Trình độ chuyên môn liên quan đến vị trí

Thông qua những câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đo lường nếu những kỹ năng chuyên môn liên quan của ứng viên đáp ứng được nhu cầu của công . Bằng cách đặt ra những câu hỏi tình huống từ kinh nghiệm trong quá khứ của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ hiểu hơn về năng lực cũng như những kỹ năng chính mà doanh nghiệp đang tìm kiếm ở họ. Những câu hỏi này còn có thể được sử dụng để làm rõ và dự đoán về tính cách, kỹ năng và cách làm việc của ứng viên. Sau khi đã đặt những câu hỏi đó, hãy so sánh câu trả lời của họ với 3p: năm/quý trước (previous year/quarter), kế hoạch (plan), và đồng nghiệp (peers).

Tư duy nhạy bén

Nhà tuyển dụng có thể sử dụng các câu hỏi tình huống (case study) để đánh giá cách ứng viên suy nghĩ và giải quyết một tình huống hay đối mặt với thử thách. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng những tình huống của công ty trong quá khứ để làm case study.

Phù Hợp Với Văn Hóa

Buổi phỏng vấn này có mục đích xác định xem ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty. Mặc dù nhà tuyển dụng đã làm điều đó trong phần sàng lọc hồ sơ/shortlist ứng viên, nhà tuyển dụng vẫn sẽ phải hỏi lại ứng viên câu hỏi này. Hãy tìm kiếm những ứng viên có điểm chung, nhưng lại có thể có một phương thức để  hoàn thành công việc hoàn toàn khác.

Nhà tuyển dụng có thể sử dụng phương pháp STAR để đánh giá ứng viên một cách công bằng, đặc biệt với các buổi phỏng vấn liên quan đến vị trí công việc. Phương pháp STAR bao gồm Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động), và Results (Kết quả). Với phương pháp này, nhà tuyển dụng  sẽ hiểu được cách ứng viên làm việc trong vị trí đó như thế nào

>>> Tham khảo thêm: Ebook “Cẩm Nang Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Cho Doanh Nghiệp”

IV. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu phần nào về quy trình cũng như bộ cung cụ tuyển dụng toàn diện. Để nhận hướng dẫn chi tiết về cách xây dựng quy trình cũng như bộ công cụ đánh giá ứng viên hiệu quả, bạn vui lòng tải Ebook ” Bộ Công Cụ Tuyển Dụng Toàn Diện 2022″ từ Glints.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự