Cách thức quản lý nhân sự hiệu quả doanh nghiệp cần biết

anh.ly@glints.com

[email protected]

December 14, 2022
employer branding

Con người được xem như là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào, dù cho họ là khách hàng hay nhân viên, mọi người bán và mua sản phẩm, dịch vụ hay là những nhân viên chịu sản xuất sản xuất chúng. Do đó, quản lý nhân sự hiệu quả là vô cùng quan trọng để xây dựng nơi làm việc năng suất và tích cực.

Vì vậy, nếu bạn là một doanh nhân, một chuyên gia nhân sự hoặc ai đó đang suy nghĩ về cách giảm doanh thu lao động cũng như quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, đây là 10 chiến lược để quản lý nhân sự hiệu quả mà Glints đã thu thập được nhé

I. Cách thức quản lý nhân sự hiệu quả

1. Chọn phong cách quản lý nhân sự

Trước tiên là việc lựa chọn cách quản trị nhân sự phù hợp với mình. Bởi mỗi một nhà quản lý đều tương tác với nhân viên của họ theo những cách khác nhau. Vì vậy cách mỗi nhà lãnh đạo quản lý nhân viên cũng có những ảnh hưởng đối với cách nhân viên nhìn nhận về công việc của họ. 

Trên thực tế, một nghiên cứu cho biết gần một nửa số nhân viên thừa nhận rằng họ đã bỏ việc khi người quản lý tệ. Nếu để ý kĩ hơn nữa, bạn sẽ phát hiện thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng của người lãnh đạo với những yếu tố khác bao gồm sự gắn bó, tình yêu nghề và hạnh phúc của nhân viên. 

quản trị nhân sự

Đó là lý do tại sao khả năng làm chủ phong cách quản lý lại là một trong các nhân tố then chốt giúp xây dựng và phát triển một đội ngũ thành công. 

2. Có những phản hồi rõ ràng và lắng nghe những quan điểm bất công

Trước khi đưa ra lời phê bình nhân viên do không đủ nỗ lực, hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt. Nói cho nhân viên biết nếu chất lượng các công việc do họ làm đang giảm sút mạnh. Hãy truyền đạt về những gì cần làm, người lao động sẽ biết cách giải quyết công việc như thế nào và khung thời gian do công ty đặt ra giúp họ đảo ngược tình thế và tăng hiệu suất. Đôi khi, tất cả những điều họ cần chỉ là sự hỗ trợ đúng hướng. 

Ngoài ra, giao tiếp là một cuộc trao đổi hai chiều và người quản lý cần sẵn sàng để lắng nghe những quan điểm từ nhân viên. Có lý do nào cho họ thay đổi thái độ làm việc không? Cấp dưới không muốn dành nhiều nỗ lực với công việc hay họ đang không vừa lòng chuyện gì đấy? Khai thác được nguyên nhân của mọi vấn đề là việc tối quan trọng. 

3. Nắm rõ năng lực của từng nhân viên

Đánh giá nhân viên có thể được coi là một trong các bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên để có thể xem xét mức độ hoàn thành công việc và khả năng thích ứng với công việc của một nhân viên nào đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đưa ra được một chế độ khen thưởng hợp lý. 

Người quản lý phải là người có khả năng phân tích và hiểu tốt nhất các vấn đề. Họ phải biết rõ năng lực thực sự của mọi người để có kế hoạch giao việc và nâng cao năng lực của mỗi người trong quá trình làm việc. 

quản trị nhân sự

 Mỗi nhân viên lại có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chính vì thế người quản lý cần phải biết cân nhắc và cẩn trọng khi sắp xếp đội ngũ nhân viên của mình vào những vị trí cụ thể. 

Bạn hãy dành thời gian để nghiên cứu xem họ đã học hỏi được những gì, quá trình rút kinh nghiệm của họ ra sao và sở trường của họ. Đó cũng là việc nên làm khi bạn tiếp nhận một đội ngũ nhân viên và mang đến hiệu quả cao nhất cho công việc. 

>>> Tham khảo thêm: Thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhân sự

4. Luân chuyển những nhân viên giỏi

Theo như một cuộc khảo sát gần đây, hãng Honda là một trong số ít công ty có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Thông thường, các nhà quản trị sẽ có xu hướng muốn giữ cho nhân viên xuất sắc nhất của công ty không bị điều chuyển đi bộ phận khác 

Tuy nhiên về dài hạn, chính sách luân chuyển nhân viên tốt sẽ rất có lợi với cả công ty. Bạn nên hiểu rằng với bất kì người nào nếu cứ lặp đi lặp lại một việc hết năm này năm khác, thì qua một thời gian nhất định người ấy sẽ trở nên quá quen thuộc với công việc, từ đó trở nên chủ quan và giảm dần năng lực tìm tòi, học hỏi. 

Chính vì vậy nếu không thay máu, luân chuyển nhân viên giỏi, thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng giậm chân tại chỗ, hoặc tệ hơn là thụt lùi.

5. Đặt ra các mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá nhân viên là một trong những cách quản trị nhân sự hiệu quả không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp nếu muốn tăng trưởng lâu dài.Việc làm việc này xảy ra liên tục sẽ có vai trò quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Hiệu suất của nhân viên được xác định dựa trên công việc và giờ làm việc của nhân viên. Dựa trên KPI mẫu mà người quản lý có thể đo lường tính hiệu quả trong công việc của các nhân viên qua quá trình đánh giá. 

Thông qua KPI người quản lý sẽ đặt ra những đánh giá mức độ làm việc của từng nhân viên để có sự điều chỉnh mức độ công việc cho phù hợp với từng người.

6. Tạo động lực khích lệ nhân viên làm việc

Mọi nhân viên đều có nhu cầu cống hiến và được ghi nhận sự đóng góp của bản thân cho tổ chức. Vì thế, nhà quản lý cần hiểu rõ các nhu cầu cơ bản của nhân viên để giúp họ có tinh thần tích cực cho công việc. 

Nhà quản lý nên chú ý đến việc tạo động lực cho nhân viên. Đó chính là việc lắng nghe và nắm bắt tâm tư tình cảm, khơi dậy những mong muốn của nhân viên để cho họ biết rằng khi họ nỗ lực cố gắng thì họ sẽ thực hiện được những mong muốn của bản thân. 

Nhà quản lý cần phải chuyển đổi số trong tuyển dụng và quản trị nhân sự để nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc của mình.

>>> Tham khảo thêm: Cách xây dựng chế độ đãi ngộ chính sách cho nhân viên

Để nhận thêm những thông tin kiến thức bổ ích và mới nhất về Tuyển dụngPhát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự, vui lòng để lại thông tin


7. Tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả

Xây dựng môi trường làm việc nhóm hiệu quả là cách quản lý nhân sự hiệu quả được nhiều nhà quản lý doanh nghiệp lưu tâm. Một môi trường với bầu không khí thoải mái không chỉ tạo điều kiện để những nhân viên cũ trong công ty phát triển mà còn thu hút các nhân tố mới đang tìm đến việc làm tại doanh nghiệp. 

Để thực hiện một dự án đòi hỏi nhà quản lý có kỹ năng quản trị nhân sự và một chiến lược quản lý nhân sự cộng tác hằng ngày và liên tục giữa các đội nhóm. Một môi trường làm việc nơi nhân viên cảm thấy thoải mái khi là chính mình, họ có thể đặt câu hỏi, nói lên các ý tưởng và nhận được sự ủng hộ là điều mà hầu hết những người đi làm đều mong muốn đạt được. 

8. Công nhận và khen thưởng cho sự tiến bộ, hiệu quả

Một trong những phương cách hữu hiệu để loại bỏ các nhân viên lười biếng, không trách nhiệm chính là buộc họ phải cải thiện chất lượng công việc, qua đó đừng quên khen ngợi nếu họ có sự nỗ lực cao và tiến bộ hơn nữa. Hãy chắc chắn là bạn sẽ sớm nhìn thấy được các thành tích trên và khen ngợi nhân viên vì đã cải thiện cách làm việc. 

Hãy tiếp tục đưa ra thông tin phản hồi về hiệu suất và phần thưởng cho nhân viên bằng tài chính một cách thoả đáng nhằm tạo động lực và làm họ có trách nhiệm với công việc hơn nữa. Thường xuyên dùng câu nói đơn giản như “cảm ơn” hoặc “làm tốt lắm” cũng có thể khiến mọi việc đi thêm bước nữa. 

9. Nghiêm túc giải quyết tình trạng kém hiệu quả lặp lại

Nếu một nhân viên liên tục thể hiện hiệu suất công việc thấp thì người quản lý cần phải trực tiếp xử lý hành vi này. Việc làm này sẽ cho các nhân viên hiểu rằng cấp trên thấy vấn đề là nghiêm trọng nên sẽ không bỏ qua những thái độ không có lợi đến hoạt động của cả nhóm. Hơn thế nữa, đôi khi các thành viên tích cực khác của nhóm sẽ trở nên thờ ơ và lờ công việc đi nếu họ bắt gặp những cá nhân làm việc sai trái mà không có trách phạt thích đáng. 

10. Đưa ra những quyết định kết thúc đúng thời điểm

Để cho một ai đó ra khỏi công ty không phải là điều tốt và nó có thể coi là biện pháp tạm thời. Nhưng nếu một nhân viên vẫn còn coi thường các quy định, làm việc không hiệu quả và gây ra nhiều tác động xấu thì nên cắt giảm. Giữ lại nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có thể kéo theo những hậu quả xấu hơn là thái độ bất mãn, hiệu suất làm việc giảm sút và sản phẩm kém chất lượng. 

>>> Tham khảo thêm: Cách quản lý nhân sự của người Nhật

11. Sử dụng các phần mềm quản lý

Sử dụng phần mềm quản lý dự án, giúp theo dõi và phân tích khối lượng công việc, cũng như tiến độ dự án. Những công cụ này cho thấy sự mất cân bằng trong quá trình thực hiện dự án và giúp giải quyết mọi vấn đề 1 cách nhanh chóng

12. Quản lý khối lượng công việc của nhân viên

Đảm bảo khối lượng công việc của nhân viên phù hợp. Nhân viên làm việc quá công suất có thể bị kiệt sức, và không đảm bảo hiệu suất công việc.

II. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích giúp bạn và doanh nghiệp mình có thể đưa ra chiến lược quản trị nhân sự phù hợp và hiệu quả.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

>>> Tham khảo thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự