Turnover rate là gì? Bí quyết giảm turnover rate dành cho doanh nghiệp?

anh.ly@glints.com

[email protected]

December 28, 2023
văn hoá doanh nghiệp hàn quốc

Turnover rate là gì mà khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đau đầu. Trong bài viết này, hãy cùng Glints tìm hiểu Turnover rate là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp giảm turnover rate?

I. Turnover rate là gì?

Có thể hiểu, tỷ lệ nghỉ việc (Turnover rate) hay còn gọi là tỷ lệ thôi việc hoặc tỷ lệ nhảy việc, được hiểu là tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong một khoảng thời gian. Tỷ lệ này phản ánh mức độ ổn định nhân sự của doanh nghiệp. Nó có thể được phân tách rõ hơn thành nghỉ tự nguyện và không tự nguyện.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nghỉ việc cao có thể tiêu tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp hơn so với tưởng tượng của ông chủ, bởi lẽ các vị trí cần có người thay thế ngay để đảm bảo sự vận hành của doanh nghiệp. Việc tuyển mới có thể mất nhiều thời gian và chi phí, hơn thế nữa, khi vị trí đó để trống quá lâu có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Khách hàng có thể sẽ nghi ngờ giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giảm xuống do lực lượng giảm sút hoặc thay đổi người cộng tác liên tục. Và khi thương hiệu bị tổn hại thì kết quả kinh doanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

>>> Tham khảo thêm: 4 cách Recruitment Marketing hiệu quả doanh nghiệp nên biết

>>> Tham khảo thêm: Biện pháp giữ chân nhân viên giỏi

>>> Tham khảo thêm: Chính sách nhân sự giúp thu hút nhân tài chất lượng

II. Cách phân biệt turnover rate trong doanh nghiệp

1. Tỷ lệ nghỉ việc hàng tháng

Để tính tỷ lệ nghỉ việc cho bất kỳ tháng nào, bạn cần phải biết tổng số nhân viên lúc đầu tháng. Sau đó, bạn cũng cần nắm được số nhân viên mới được thêm vào tháng đó. Cuối cùng, xác định số nhân viên rời khỏi công ty. Số nhân viên rời khỏi công ty chính là số lượng nghỉ việc.

Công thức tính: Tỷ lệ nghỉ việc = (Số lượng nghỉ việc : Số Nhân sự Trung bình) x 100

Ví dụ công ty A có 100 nhân viên tính đến ngày 15 tháng 09 năm 2021. Trong tháng đó, số lượng nhân sự biến động như sau:

  • Số lượng nhân viên nghỉ việc: 20 người
  • Số lượng nhân viên mới: 25 người

Suy ra tỷ lệ nghỉ việc được tính như sau: Số lượng nhân sự trung bình = (100+125) : 2 = 112.5

Vậy tỷ lệ nhân nghỉ việc tháng = 20 : 112.5 x 100 = 17 %. 

2. Tỷ lệ nghỉ việc hàng quý

Tỷ lệ nghỉ việc quý được tính theo công thức tương tự như tỷ lệ nghỉ việc tháng với dữ liệu nhân sự của cả quý.

Vẫn lấy ví dụ ở Công ty A, biến động nhân sự quý III/2020 cụ thể là:

  • Số lượng nhân viên nghỉ việc: 30 người
  • Số lượng nhân viên mới: 40 người

Suy ra tỷ lệ nghỉ việc được tính như sau: Số lượng nhân sự trung bình = (100 + 140) : 2 = 120

Vậy tỷ lệ nghỉ việc quý = 30 : 120 x 100 = 25 %. 

3. Tỷ lệ nghỉ việc hàng năm

Để tính được tỷ lệ nghỉ việc hàng năm, bạn cần có dữ liệu biến động nhân sự trong một năm.

Giả sử Công ty A trong ví dụ trên có tổng số 62 nhân viên thôi việc trong năm 2021. Cuối năm do đặc thù công việc nên họ thường thuê thêm 20% nhân viên vào quý IV.

Nếu nhân sự trung bình quý I, II, III = 120 người và nhân sự trung bình quý IV = 144 người

Thì nhân sự trung bình năm = [(120 x 3) + 144] : 4 = 126 người

Vậy tỷ lệ nghỉ việc năm = (62 : 126) x 100 = 49%

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


III. Bí quyết giúp doanh nghiệp giảm thiểu turnover rate

1. Cố gắng chọn đúng người ngay từ khâu tuyển dụng

Trước khi muốn giữ nhân viên, hãy chọn đúng người trước. Tuyển người giỏi nhưng không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì họ sớm muộn cũng ra đi. Để tuyển nhân viên phù hợp, bạn có thể hỏi ứng viên về hành vi để xem họ ứng xử như thế nào trong những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, trong lúc phỏng vấn, hãy cho ứng viên xem một số thông tin về công ty của bạn và trao đổi với họ về văn hóa làm việc ở công ty bạn.

2. Xây dựng hoạt động tuyển dụng đi đôi với chiến lược phát triển doanh nghiệp

Nhân viên là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành bại của doanh nghiệp. Thế nên, hoạt động tuyển dụng cần được lồng ghép vào chiến lược phát triển chung của công ty.

Ngoài ra, xây dựng hoạt động tuyển dụng đi đôi với chiến lược sẽ giúp quy mô và số lượng nhân viên nhân lên cùng với sự phát triển của công ty. Thử tưởng tượng nếu chiến lược phát triển năm nay của công ty là có thêm 10.000 khách hàng, nhưng số lượng nhân viên lại không đủ để đáp ứng lượng khách hàng ấy thì điều gì sẽ xảy ra?

3. Lương và chế độ đãi ngộ tốt

Việc trả lương cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Một người lao động thường sẽ quan tâm nhiều tới mức lương và chế độ đãi ngộ của công ty. Bạn có thể tham khảo về mức lương trung bình trên thị trường cũng như những đãi ngộ của đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, với nhân viên làm việc lâu năm thì cũng nên có những chế độ lương bổng và thưởng hợp lý. Để thể hiện được sự tôn trọng và đánh giá cao năng lực của họ. Tạo động lực làm việc và tránh được tỷ lệ Turnover cao.

4. Thường xuyên khen ngợi, khích lệ nhân viên 

Bất cứ một nhân viên nào đều mong muốn nhận được sự khen ngợi và công nhận mỗi khi họ hoàn thành xuất sắc công việc và dự án được giao. Hãy luôn tìm cách khen ngợi và cổ vũ nhân viên trong mọi tình huống.

Việc được tôn trọng và công nhận về tài năng và năng lực làm việc sẽ là nguồn động lực vô tận cho nhân viên. Giúp thu hẹp khoảng cách, tạo mối quan hệ lao động bền chặt. Qua đó, sẽ giữ nhân viên làm tại công ty lâu hơn

5. Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên

Nếu sự đình trệ trong công việc kéo dài quá lâu và không có bất kỳ cơ hội nào thì khả năng cao là những nhân viên này sẽ tìm kiếm các công việc mới. Hầu hết các nhân viên đều muốn dùng kiến thức và kỹ năng của mình trong việc. Nhờ đó họ có thể phát triển sự nghiệp thay vì dậm chân tại chỗ.

Là một nhà lãnh đạo sáng suốt bạn nên tìm kiếm và mở rộng cơ hội phát triển cho nhân viên, đào tạo nhân sự hiệu quả. Thúc đẩy là khích lệ họ làm việc để tiến tới những vị trí xa hơn trong tương lai. Đánh giá được khả năng của nhân viên và tiến cử đối với những ứng viên tiềm năng.

6. Sắp xếp lịch làm việc linh động

Có thể nói rằng hiện nay, các công việc không cần đòi hỏi nhân viên phải có mặt tại công ty theo lịch trình cố định hàng tháng. Việc linh hoạt trong thời gian làm việc sẽ giúp nhân viên cân bằng được công việc và cuộc sống.

Không nhất thiết phải điều chỉnh toàn bộ hệ thống làm việc nhưng trong một số trường hợp bạn cần linh động. Bố trí sắp xếp hợp lý để nhân viên làm việc hiệu quả nhất. Hoặc có thể bạn cũng nên quan tâm tới khoảng thời gian dùng bữa trưa và sáng của nhân viên. Linh động chúng sao cho nhân viên luôn nằm trong trạng thái tốt nhất về mặt tinh thần và sức khỏe

7. Tiến hành phỏng vấn nghỉ việc để biết nguyên nhân nhảy việc

Một số ví dụ về câu hỏi phỏng vấn nghỉ việc:

  • Hãy nêu cảm nghĩ của bạn khi làm việc ở đây. Nếu có thể, hãy cho tôi biết vì sao bạn nghỉ việc?
  • Bạn cảm thấy hài lòng nhất điều gì khi làm việc ở đây?
  • Nếu bạn có thể thay đổi 3 điều, đó sẽ là những điều gì?
  • Bạn cảm thấy quản lý trực tiếp hay đồng nghiệp đối xử với mình như thế nào?
  • Bạn cảm thấy thành quả của mình đã được công nhận và trân trọng ở mức nào?
  • Có điều gì mà bạn ước là mình đã biết sớm hơn không?
  • Chúng tôi có thể làm gì để biến công ty này thành một nơi lý tưởng để làm việc?
  • Liệu bạn có giới thiệu công ty của chúng tôi tới bạn bè của bạn cũng đang tìm việc hay không? Tại sao có hoặc tại sao không?

IV. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Turnover rate và cách giảm thiểu turnover rate. Qua đó, bạn có thể lên được kế hoạch giữ chân nhân tài

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để được hỗ trợ về các giải pháp nhân sự bạn vui lòng gửi tin nhắn đến Glints for Employers trên Zalo để được tư vấn ngay lập tức.

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự