Quản trị nhân sự Gen Z hiệu quả trong thời đại 4.0

anh.ly@glints.com

[email protected]

November 28, 2023
quản trị nhân sự GenZ

Con người là yếu tố quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Vì vậy, công tác quan trị nhân sự luôn được mọi doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Công tác quản trị nhân sự ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Theo thống kê từ Glints, vào năm 2025, nhân tài Gen Z sẽ chiếm đến gần 30% thị trường lao động tại Việt Nam. Vậy phương thức quản trị nhân sự Gen Z hiệu quả là gì? Hãy cùng Glints tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Gen Z là gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các nhân viên làm việc tại công ty thuộc thế hệ Z (Gen Z) đều nằm trong độ tuổi sinh từ 1997 – 2012. Theo như số liệu thống kê, Gen Z hiện nay chiếm khoảng 24% nhân lực toàn cầu. Và con số đó sẽ tiếp tục đạt mức 27% trước năm 2025. Với lợi thế sinh ra trong thời đại mới, Gen Z có sự kỳ vọng cao hơn về công việc so với các thế hệ trước.

Trong một khảo sát được thực hiện bởi College Employment Research Institute, 83% các nhà tuyển dụng đã trả lời rằng họ đã thuê một sinh viên vừa tốt nghiệp trong suốt năm 2017 – 2018, đợt tuyển dụng này bắt đầu mở ra thế hệ nhân tài Z hình thành nơi công sở.

Khác biệt thế hệ vốn là nguyên nhân của sự thay đổi. Khi mà xã hội và ng nghệ ngày một tiến bộ và phát triển đã tạo nên những khác biệt về tầm nhìn, quan điểm cũng như cơ hội nghề nghiệp cho Gen Z. Chính vì thế mà các nhà quản lý nếu không tạo dựng được một văn hóa phù hợp, tính linh hoạt trong môi trường làm việc của doanh nghiệp thì sẽ khó mà quản lý nhân sự Gen Z hiệu quả.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


II. Phương thức quản lý nhân tài Gen Z hiệu quả

Vì Gen Z sẽ chiếm phần lớn thì phần lao động trong tương lai. Mọi doanh nghiệp cần có cách thức quản trị nhân tài Gen Z hiệu quả nhất.

1. Lắng nghe và đẩy mạnh kết nối

Nếu như Gen Z luôn nhảy việc vì lý do tìm môi trường phù hợp hơn, hãy lắng nghe những kỳ vọng của họ trong công việc và những khó khăn họ đang trải qua để xác định cách hỗ trợ và giúp họ cảm thấy bản thân được đánh giá cao. Hãy tạo ra một văn hóa thúc đẩy tinh thần đồng đội để khuyến khích họ hoạt động một cách tích cực. Bên cạnh đó là chia sẻ nhiều cách để cộng tác và giao tiếp trực tiếp cùng nhau.

>>> Tham khảo thêm: Tháp nhu cầu Maslow là gì?

2. Có lộ trình thăng tiến rõ ràng

Thế hệ trẻ coi trọng tính di động nội bộ và muốn làm cho các doanh nghiệp có chính sách thúc đẩy từ bên trong. Để giữ chân nhân viên Gen Z, hãy cho họ biết vị trí mơ ước của họ trong doanh nghiệp của bạn có thể đạt được ở đâu, khi nào và như thế nào. Tạo cho họ một mục tiêu để phấn đấu và hướng dẫn họ đến thành công. Nhà lãnh đạo hãy xem xét đến những vấn đề như: Học hỏi và phát triển, chương trình L&D, thúc đẩy nội bộ để cung cấp cho thế hệ nhân sự trẻ này động lực, tinh thần và trách nhiệm tại nơi làm việc.

Và điều đó cũng đã trở thành một yếu tố quan trọng khi Gen Z đưa ra lựa chọn về nghề nghiệp của mình. Theo cuộc khảo sát mới của Deloitte về Gen Z năm 2021, có hơn 49% người sẽ lựa chọn nơi làm việc và cấp trên dựa vào các tiêu chí đạo đức và giá trị của công ty.

>>> Tham khảo thêm: Cách xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên

3. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tích cực

Giống như các thế hệ trước, văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong nhiều yếu tố quan trọng khi Gen Z lựa chọn công ty. Ngoài ra, năng suất làm việc của Gen Z cũng được cải thiện khi họ cảm thấy được lắng nghe và được chứng minh giá trị bản thân.

quản trị nhân sự GenZ

Do đó, người quản lý cần dành thời gian để trao đổi và phản hồi công việc. Bằng cách khuyến khích họ làm nhiều hơn và khen thưởng cho nỗ lực Gen Z đạt được, bạn sẽ trở thành nguồn động lực thúc đẩy Gen Z làm việc chăm chỉ hơn.

>>> Tham khảo thêm: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp sao cho hiệu quả

4. Cập nhật xu hướng, áp dụng công nghệ mới

Được tiếp xúc với công nghệ khi còn rất trẻ, Gen Z đặc biệt yêu thích những kỹ thuật mới. Không quá khó hiểu khi họ luôn dành phần lớn thời gian để sử dụng và nghiên cứu về các thiết bị thông minh như: Internet và Smartphone phát triển mạnh mẽ, Gen Z đã quen với sử dụng thế giới mạng xã hội, tin nhắn hoặc email để giao tiếp. Vì thế, họ có xu hướng nghiêng về nhắn tin hơn là những cuộc trao đổi trực tiếp.

Vậy nên, với vai trò là người quản lý, bạn không nên kéo họ vào một buổi họp trong văn phòng nếu không cần thiết. Hãy sử dụng những ứng dụng như Zoom, Google meeting để tổ chức các buổi gặp online.

Vì thế, hãy đảm bảo rằng công ty của bạn đang đáp ứng đầy đủ về nhu cầu công nghệ của thế hệ này. Đồng thời, bạn cũng có thể nâng cao hiệu quả công việc cùng năng suất. Ví dụ như thay vì lưu trữ tài liệu bản giấy, bạn có thể tạo thêm bản sao thành tệp PDF và lưu trữ chúng trên Google Drive, Clound máy chủ, …

5. Thúc đẩy văn hoá đa dạng và hội nhập

Phần lớn các bạn trẻ Gen Z thường có tư tưởng cởi mở. Họ thích làm việc trong một môi trường có văn hóa đa dạng. Ngoài ra, thế hệ này cũng thích được tham gia vào các hoạt động worksoft, team building để gắn kết đồng đội trong công ty. Từ đó, họ cảm thấy gắn kết hơn với tổ chức và cống hiến xây dựng tổ chức vững mạnh hơn với những mục tiêu chiến lược.

quản trị nhân tài GenZ

6. Ưu tiên sức khoẻ tinh thần

Gen Z là thế hệ đối mặt với rất nhiều áp lực bởi sự bùng nổ của mạng xã hội. Bên cạnh đó, áp lực từ công việc, tiền bạc là một trong nhiều nguyên nhân chính khiến Gen Z căng thẳng. Nếu vấn đề không được giải quyết kịp thời, sức khỏe tinh thần và năng suất của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vậy nên, bạn có thể chú ý theo dõi tâm trạng của Gen Z tại nơi làm việc hoặc khuyến khích nhân viên bày tỏ cảm xúc của mình. Ngoài ra, nếu ngân sách của công ty cho phép, bạn cũng nên cung cấp cho nhân sự Gen Z những dịch vụ tham vấn tâm lý.

7. Cân bằng giữa công việc – cuộc sống

Gen Z có xu hướng lựa chọn công việc mang đến cho họ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Bên cạnh làm việc, hãy cho họ khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

Hiện nay, công việc đã không còn bó hẹp trong bốn bức tường văn phòng. Do đó, bạn nên bắt kịp xu thế và cho phép nhân viên làm việc từ xa nếu họ vẫn đáp ứng đủ KPIs. Suy cho cùng, năng suất làm việc vẫn có vai trò quan trọng hơn so với sự hiện diện của họ tại văn phòng, phải không?

Cân bằng cuộc sống và công việc là yếu tố quan trọng, khi có đến 28% nhân viên thuộc thế hệ Millennial cảm thấy mệt mỏi và liên tục phải làm việc thêm giờ tại công sở. Theo một khảo sát tử Gallup, điểm trừ này khiến 63% nhân viên cảm thấy tệ và quyết định thôi việc. Con số này một lần nữa có thấy bạn cần tập trung thay đổi văn hóa làm việc công ty hiệu quả hơn, và chắc rằng thế hệ nhân viên trẻ tuổi của công ty bạn không bực tức, đánh mất nhiệt huyết và dẫn đến nghỉ việc.

III. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn và doanh nghiệp hiểu rõ tâm lý và nhu cầu của nhân tài Gen Z. Qua đó, bạn và doanh nghiệp có thể có phương thức quản lý nhân sự Gen Z hiệu quả.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để được hỗ trợ về các giải pháp nhân sự bạn vui lòng gửi tin nhắn đến Glints for Employers trên Zalo để được tư vấn ngay lập tức.

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

5
Bạn hài lòng với nội dung bài Blog

Bạn hài lòng với nội dung bài viết?

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự