Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

anh.ly@glints.com

[email protected]

January 12, 2023
yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

Mỗi nền văn hóa doanh nghiệp đều sở hữu các nét đặc trưng cùng các yếu tố trường tồn bao quanh. Theo đó, có ít nhất 5 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Vậy đó là những yếu tố nào?. Hãy cùng Glints tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Trước khi phân tích các yếu tố then chốt cấu thành nên văn hóa của doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu được nguyên do vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng văn hóa cho riêng mình. Theo đó, văn hóa doanh nghiệp giữ các vai trò quan trọng như sau:

  • Văn hóa doanh nghiệp được ví như linh hồn của một doanh nghiệp. Nó không chỉ biểu thị cho văn hóa giao tiếp mà còn bao hàm tất cả các giá trị cốt lõi, quy tắc, phong cách quản lý hoạt động kinh doanh và hành vi, thái độ của các nhân sự trong công ty.
  • Văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh và bản sắc khác biệt so với các công ty, doanh nghiệp khác.
  • Văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tạo nên sức mạnh bền vững trong nội bộ doanh nghiệp và thúc đẩy nhân viên gắn bó với tổ chức hơn.
  • Văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút và giữ chân người tài.

>>> Tham khảo thêm: Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

II. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Nhìn chung, văn hóa của một doanh nghiệp được cấu thành bởi 5 yếu tố: Tầm nhìn – Giá trị – Thực tiễn – Con người – Sức mạnh từ câu chuyện.

2.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp

Tầm nhìn chính là yếu tố đầu tiên được dùng để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp. Tầm nhìn biểu thị cho bức tranh phát triển trong tương lai mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Hầu hết mọi doanh nghiệp đều kiến tạo nền văn hóa từ việc xác định mục tiêu và tầm nhìn chiến lược. Nhờ có mục tiêu ấy mà doanh nghiệp có thể định hướng “đường đi nước bước” trong nội bộ tổ chức.

văn hoá doanh nghiệp

2.2. Giá trị của doanh nghiệp

Giá trị là một trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp cực kỳ quan trọng. Mặc dù nhờ có tầm nhìn, doanh nghiệp mới xác định được mục tiêu nhưng giá trị mới là thước đo và là tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó.

Sự độc đáo, riêng biệt của giá trị doanh nghiệp được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như nhân viên, khách hàng, sự chuyên nghiệp,… Chính những giá trị đó đã góp phần tạo dựng nên văn hóa của doanh nghiệp.

Để nhận thêm những thông tin kiến thức bổ ích và mới nhất về Tuyển dụngPhát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự, vui lòng để lại thông tin


2.3. Thực tiễn của doanh nghiệp

Yếu tố thực tiễn đóng vai trò hiện thực hóa tất cả những tầm nhìn và giá trị trên lý thuyết của doanh nghiệp. Cấp lãnh đạo cần đưa yếu tố thực tiễn vào những nguyên tắc hoạt động hàng ngày của tổ chức để củng cố thêm sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp.

Chẳng hạn như, nếu một doanh nghiệp tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi” thì doanh nghiệp ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo đúng những gì đã tuyên bố.

Công ty Wegmans (New York) đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai bao gồm “quan tâm” và “tôn trọng”, đồng thời vẽ ra viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Và sau khi kết thúc quá trình ấy, công ty này đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng các công ty tốt nhất tại Hoa Kỳ do tạp chí Fortune bình chọn.

Tương tự như vậy, nếu một doanh nghiệp có giá trị “khá thấp” thì buộc doanh nghiệp ấy phải khuyến khích từ nhân viên cho tới cấp quản lý cùng thảo luận để đưa ra các ý kiến về “giá trị chung”, hạn chế sự thụ động cũng như bị tác động bởi điều tiêu cực. Và mọi giá trị của doanh nghiệp đều phải được cân nhắc dựa trên những tiêu chí đánh giá và chính sách hoạt động của doanh nghiệp, hoàn thành tốt việc này doanh nghiệp mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” trở thành hiện thực.

2.4. Con người của doanh nghiệp

Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành văn hóa của doanh nghiệp. Con người không chỉ đơn thuần giúp định hình mà còn là người trực tiếp thực hiện các mục tiêu, đưa ra tầm nhìn và tạo nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Do đó, hiện nay có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng chính sách tuyển dụng cực kỳ khắt khe và nghiêm ngặt để có thể tìm ra nhân tố sáng giá phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

văn hoá doanh nghiệp

2.5. Sức mạnh từ câu chuyện của doanh nghiệp

Và cuối cùng, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp không thể thiếu sự có mặt của yếu tố sức mạnh từ câu chuyện. Bất kỳ mọi tổ chức, doanh nghiệp cũng đều sở hữu một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo.

Bài học lịch sử được đúc kết từ những câu chuyện chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá nhân trong doanh nghiệp thấu hiểu và tiếp bước sự nghiệp, thành tựu trước đây doanh nghiệp đã gầy dựng.

Ví dụ như Steve Jobs, những câu chuyện thú vị xoay quanh cuộc đời của ông đã tạo dựng nên thương hiệu Apple vô cùng đắt giá hiện nay. Hay như Coca-Cola, truyền lại cho thế hệ sau những bài học lịch sử vô quý, để giờ đây chúng trở thành kỷ niệm di sản của chính doanh nghiệp ấy.

>>> Tham khảo thêm: Có mấy loại hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay?

III. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn hiểu rõ những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp. Qua đó, bạn có thể có kế hoạch chi tiết cải thiện văn hoá doanh nghiệp của mình.

Bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết hữu ích khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham giá bản tin của Glints. Xin cám ơn.

>>> Tham khảo thêm: Văn hóa quốc gia ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp như thế nào?

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự