Cách duy trì văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

anh.ly@glints.com

[email protected]

January 13, 2023
duy trì văn hoá doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã khó, duy trì văn hóa doanh nghiệp bền vững lại càng khó hơn, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều tổ chức áp dụng hình thức làm việc từ xa. Vậy duy trì văn hóa doanh nghiệp có cần thiết không? Làm thế nào để duy trì văn hóa doanh nghiệp đạt được hiệu quả như mong muốn? Hãy cùng Glints tham khảo câu trả lời trong bài viết sau đây.

I. Lý do phải duy trì văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành nhất quán giữa các thành viên trong một tổ chức, bắt nguồn từ triết lý của người sáng lập, sau đó lan tỏa tới toàn bộ đội ngũ nhân lực để cùng nâng tầm giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc duy trì văn hóa của doanh nghiệp là điều không thể coi nhẹ.

duy trì văn hóa doanh nghiệp khi làm việc từ xa

Cụ thể hơn, đối với doanh nghiệp, việc duy trì nền văn hóa đem lại những lợi ích tiêu biểu như sau:

  • Thứ nhất, duy trì sức mạnh của doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp là nhân tố vô hình theo suốt chặng đường hình thành và phát triển của doanh nghiệp, duy trì văn hóa doanh nghiệp chính là duy trì năng lượng, duy trì truyền thống, là tiền đề quan trọng của quá trình kế thừa thành tựu trong quá khứ, gặt hái vinh quang trong tương lai.
  • Thứ hai, gắn kết đội ngũ nhân viên: việc duy trì văn hóa doanh nghiệp sẽ là chất keo gắn kết chặt chẽ các thành viên trong tổ chức, từ đó, thống nhất mục tiêu tư tưởng, tạo ra động lực làm việc cho các thành viên, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.
  • Thứ ba, duy trì thương hiệu của doanh nghiệp: Việc duy trì văn hóa doanh nghiệp cũng giống như duy trì thương hiệu, bản sắc riêng của doanh nghiệp và sản phẩm.

>>> Tham khảo thêm: Phương pháp xây dựng, quản trị văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

>>> Tham khảo thêm: Các loại hình văn hoá doanh nghiệp bạn cần biết

>>> Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

Để nhận thêm những thông tin kiến thức bổ ích và mới nhất về Tuyển dụngPhát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự, vui lòng để lại thông tin


II. Cách thức duy trì văn hóa doanh nghiệp

4 yếu tố mang tính quyết định trong việc duy trì văn hóa của một doanh nghiệp, đó là: Tiêu chuẩn tuyển dụng – Hòa nhập văn hóa – Vai trò người lãnh đạo – Giữ vững đặc trưng văn hóa.

2.1. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng

Tiêu chuẩn tuyển dụng không chỉ đơn thuần là chọn ra các ứng viên có kỹ năng chuyên môn và năng lực phù hợp với nhiệm vụ, vị trí cần tuyển mà còn là tìm ra các ứng viên có tư duy, định hướng phù hợp với mục tiêu và mô hình văn hóa của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu muốn thực hiện hóa mục tiêu xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh thì cần có sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức. Và con người chính là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc góp phần xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia ứng tuyển các ứng viên cũng đã được cung cấp các thông tin về văn hóa doanh nghiệp. Khi đó, nếu ứng viên nhận thấy bản thân không phù hợp với môi trường của tổ chức thì sẽ chủ động rút lui.

2.2. Hỗ trợ nhân viên hòa nhập văn hóa doanh nghiệp

Không một cá nhân nào có thể phù hợp 100% với văn hóa tổ chức, do đó, người làm công tác tuyển dụng có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên mới hòa nhập, thích nghi, tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp.

Thông thường, quá trình hòa nhập doanh nghiệp diễn ra theo trình tự sau:

duy trì văn hoá doanh nghiệp
  • Giai đoạn trước khi vào tổ chức: Ứng viên sẽ tìm đến doanh nghiệp với các thái độ, giá trị, kỳ vọng được hình thành trong bản thân họ về cả công việc lẫn văn hoá tổ chức.
  • Giai đoạn đối mặt với thực tế: Trong giai đoạn này, ứng viên bắt đầu xem xét các giá trị, kỳ vọng của họ có đúng với thực tế ở công ty hay không. Nếu kỳ vọng và thực tế khác biệt nhau thì nhân viên mới phải trải qua quá trình hòa nhập để từ bỏ các giả thuyết ban đầu và thay vào đó là làm quen các giá trị, giả thuyết mà công ty thực sự cần và muốn ở người lao động. Ngược lại, nếu phù hợp thì đây cũng được xem là một yếu tố góp phần vào việc duy trì văn hóa doanh nghiệp
  • Giai đoạn biến đổi về chất: Nhân viên mới phải giải quyết tất cả những sự khác biệt ở giai đoạn đối đầu thực tế. Điều này đòi hỏi nhân viên mới phải có sự thay đổi ở các khía cạnh: làm chủ các kỹ năng công việc, thực hiện tốt vai trò mới của mình.
    • Năng suất lao động: Làm chủ các kỹ năng công việc để từ đó khiến cho năng suất lao động tăng lên.
    • Sự cam kết với tổ chức: Cam kết các mục tiêu công việc với tổ chức.
    • Sự luân chuyển lao động: Nhân viên mới quyết định xem có ở lại công ty hay không.

2.3. Phát huy vai trò của người lãnh đạo

Năng lực của người lãnh đạo chính là yếu tố then chốt trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp. Bởi vì họ chính là người chịu trách nhiệm định hướng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của công ty. Việc duy trì văn hóa doanh nghiệp thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào hành vi, cách cư xử và phong cách quản lý, truyền cảm hứng của cấp lãnh đạo.

2.4. Giữ vững đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp

Luôn giữ vững những giá trị cốt lõi của tổ chức là điều mà các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên cần phải thực hiện để duy trì văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế biến động liên tục như hiện nay. Những giá trị cốt lõi đó tạo ra động lực thúc đẩy toàn thể nhân viên phát huy những truyền thống của doanh nghiệp và tạo ra những thành tựu mới.

>>> Tham khảo thêm: Ví dụ về thay đổi văn hóa doanh nghiệp

III. Kết luận

Glints hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích, giúp bạn duy trì văn hoá doanh nghiệp của bạn 1 cách hiệu quả nhất. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp đã khó, duy trì văn hoá doanh nghiệp còn khó hơn.

Bạn có thể truy cập vào Glints Blog để xem thêm những bài viết hữu ích khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham giá bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự