Phát Triển Doanh Nghiệp

Tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc

Nắm được những điểm đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc là yếu tố quan trọng hàng đầu khi bạn hợp tác, giao thương với các công ty, doanh nghiệp xứ sở “kim chi”. Vì vậy, trong bài viết sau đây hãy cùng Glints tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của người Hàn Quốc.

I. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Mọi doanh nghiệp đều có nền văn hóa riêng biệt. Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các giá trị về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh được doanh nghiệp xây dựng trong quá trình tồn tại và phát triển. Nói một cách đơn giản hơn thì văn hóa doanh nghiệp chính là đời sống tinh thần trong doanh nghiệp.

>>> Tham khảo thêm: Phương pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

>>> Tham khảo thêm: Các loại hình văn hoá doanh nghiệp bạn cần biết

>>> Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

>>> Tham khảo thêm: Cách duy trì văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

>>> Tham khảo thêm: Thay đổi văn hoá doanh nghiệp sao cho hiệu quả

II. Đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc

Sau đây là 13 điểm nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp của người Hàn Quốc mà bạn cần chú ý trước khi làm việc hoặc hợp tác kinh doanh với họ.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


1. Văn hóa chào hỏi, giao tiếp

Một nét đặc trưng trong văn hóa chào hỏi của doanh nghiệp Hàn Quốc chính là thận trọng sử dụng cách xưng hô với đồng nghiệp và cấp trên. Cụ thể:

– Cho dù có mối quan hệ thân thiết đến mức nào thì người Hàn cũng cực kỳ hạn chế gọi trực tiếp tên của nhau. Thay vào đó, họ thường gọi đối phương bằng họ.

– Cúi đầu nhẹ để chào đồng nghiệp. Gật đầu chào cấp trên, sau đó cấp trên gật đầu chào lại.

Trong những buổi họp hay ký kết hợp đồng, người Hàn chú trọng những điều sau:

– Chú trọng hình thức, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho bản thân ngoại hình gọn gàng, lịch sự cùng tác phong nghiêm chỉnh, chờ đối tác người Hàn đưa tay ra trước.

– Gọi tên đối tác bằng cách gọi họ kèm chức danh của người đó.

>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp Đức

2. Văn hóa chủ kinh doanh là chủ sở hữu

Không chỉ riêng ở Hàn Quốc mà hầu hết tại các nước châu Á khác, chủ sở hữu doanh nghiệp thường là người trực tiếp vận hành. Các vị trí quan trọng, cấp cao nhất không bao giờ trao cho người ngoài, ví dụ như: cha làm chủ tịch, con giữ chức phó,… Điều này giúp cho việc ra quyết định nhanh chóng, nhưng nhiều khi lại nảy sinh tình trạng độc đoán, chuyên quyền, cảm tính, không tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài.

3. Văn hóa giới thiệu nhân sự

Bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp Hàn Quốc thường được xây dựng theo văn hóa “giới thiệu”. Ví dụ: giới thiệu bạn học, người thân trong gia đình hoặc bạn đồng hương tham gia ứng tuyển và làm việc tại công ty.

Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã cố gắng mở rộng chính sách tuyển dụng nhân sự bằng việc chiêu mộ nhân tài từ bên ngoài nhưng đều ít thành công, bởi vì những người không thuộc hệ thống này không thể hòa nhập tốt vào văn hóa nội bộ.

4. Văn hóa phục vụ (hay còn gọi là “mô xi tà”)

Đây là nét văn hóa mà cấp trên bao bọc che chở, la mắng, sai khiến cấp dưới và cấp dưới có nghĩa vụ phục tùng, tuân thủ cấp trên. Đây là mô hình vận hành theo cơ chế quản lý con người theo chiều dọc của quân đội: Thượng mệnh hạ phục, kỷ luật kỷ cương nghiêm ngặt, lễ nghĩa, lễ phép. Người lao động Hàn rất sợ cấp trên khiển trách. Do đó, người ngoài nhìn vào rất dễ cho rằng văn hóa doanh nghiệp Hàn thiếu nhân văn theo kiểu thượng đội hạ đạp.

5. Văn hóa cống hiến

Chăm chỉ, cống hiến hết mình với công việc được coi là đức tính quan trọng nhất của lao động người Hàn Quốc. Mặc dù đã là nước tiên tiến nhưng thời gian làm việc, nhiệt huyết và khối lượng công việc của người Hàn Quốc vẫn luôn ở top đầu thế giới. Chẳng hạn như nếu thời gian làm việc mỗi ngày là 8 tiếng thì nhân viên phải ở lại làm nhiều hơn.

6. Văn hóa để ý

Cấp trên trong doanh nghiệp Hàn Quốc có thói quen nhận xét, đánh giá từng ly từng tí cấp dưới. Do đó, người lao động luôn e sợ và ngại ngùng trước cái nhìn, lời nhắc nhở của cấp trên và đồng nghiệp. Nếu cấp trên chưa về thì không được về, ngay cả việc ăn mặc cũng không được nổi trội hơn cấp trên.

7. Văn hóa nhân hòa

Cho dù nội tâm rất bức xúc thì người Hàn vẫn luôn đặt chữ “Nhẫn” lên hàng đầu. Theo đó, người lao động phải cố gắng giữ gìn hòa khí trong công ty. Kẻ gây bất hòa trong tập thể thường sẽ là kẻ nhận kỷ luật đầu tiên.

8. Văn hóa tôn trọng tập thể

Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc đề cao chữ “Công” hơn là “Tư”. Tức là nhân viên phải hy sinh cái tôi để hòa mình vào sinh hoạt tập thể, điển hình là tham gia đầy đủ tiệc sinh nhật của đồng nghiệp hoặc nếu tổ chức có việc thì phải làm dù đã xin nghỉ phép.

9. Văn hóa chaebol (hay còn gọi là “tài phiệt”)

Trong văn hóa này, chính phủ sẽ hỗ trợ, nuôi dưỡng các tập đoàn của Hàn Quốc trở thành đầu tàu của nền kinh tế. Theo đó, các tập đoàn này sẽ được biệt đãi và sự gắn kết giữa các chính khách và doanh nghiệp cũng rất mật thiết. Chủ tịch một tập đoàn có quyền lực hơn cả các chính khách, nguyên thủ quốc gia.

10. Văn hóa bali bali

Hay còn gọi là văn hóa “nhanh nhanh”. Tốc độ xử lý công việc của người Hàn ở mức độ nhanh khủng khiếp, tuy nhiên nếu không phải do lãnh đạo giao phó hoặc không cần thiết thì lại rất chây ì.

11. Văn hóa đơn nhất

Văn hóa đơn nhất xem trọng tính đồng nhất và loại bỏ các yếu tố ngoại lai. Sản phẩm của doanh nghiệp Hàn quốc vận hành theo một chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Do đó, không dễ để các doanh nghiệp bên ngoài tham gia vào hệ thống cung ứng, sản xuất của người Hàn. Đầu tư Hàn Quốc hiện nay có thể nói chỉ giúp giải quyết tốt nhất vấn đề việc làm, thất nghiệp, còn việc chuyển giao kỹ thuật là điều xa xỉ.

12. Văn hóa trung thực

Trung thực cả trong công việc lẫn ứng xử. Điều này thể hiện qua việc doanh nghiệp Hàn ghét lời nói dối hoặc bao biện. Người lao động nào có hành vi lừa dối sẽ bị tổ chức tẩy chay.

13. Văn hóa bầy đàn

Các doanh nghiệp Hàn Quốc thường lập thành nhóm để tập trung đầu tư kinh doanh với nhau hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau.

III. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích đối với các bạn. Qua đó, bạn và doanh nghiệp có 1 cách nhìn khái quát về văn hoá làm việc của doanh nghiệp Hàn Quốc.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

anh.ly@glints.com

View Comments

Recent Posts

Quản trị nhân sự trong ngành Tài chính & Ngân hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0…

4 months ago

Tầm quan trọng của Marketing trong ngành Tài chính & Ngân hàng

Trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt trong ngành Tài chính & Ngân hàng như…

4 months ago

Tầm quan trọng của bộ phận IT trong ngành Tài chính & Ngân hàng

Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, ngân hàng số đang là xu hướng được…

4 months ago

9 cách tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả

Doanh nghiệp muốn phát triển cần phải có một đội ngũ nhân viên tận tâm,…

4 months ago

One on one meeting là gì? Tầm quan trọng của one on one meeting trong quản trị nhân sự?

Trong môi trường công việc ngày nay, công tác quản trị nhân sự vô cùng…

4 months ago

Turnover rate là gì? Bí quyết giảm turnover rate dành cho doanh nghiệp?

Turnover rate là gì mà khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đau đầu. Trong bài…

5 months ago