Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp bạn cần biết

anh.ly@glints.com

[email protected]

April 27, 2023
văn hoá ứng xử tại doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử là một phần quan trọng của nền văn hóa doanh nghiệp. Vậy văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là gì và nó có vai trò như thế nào đối với tổ chức? Sau đây Glints sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

I. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa cá nhân với công việc.

văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử được xây dựng dựa trên mô hình văn hóa của doanh nghiệp. Do đó, văn hóa ứng xử của mỗi doanh nghiệp sẽ mang bản sắc riêng, đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, có như vậy doanh nghiệp mới phát triển lớn mạnh.

>>> Tham khảo thêm: Phương pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

>>> Tham khảo thêm: Các loại hình văn hoá doanh nghiệp bạn cần biết

>>> Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

>>> Tham khảo thêm: Cách duy trì văn hoá doanh nghiệp hiệu quả nhất

>>> Tham khảo thêm: Thay đổi văn hoá doanh nghiệp sao cho phù hợp

II. Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong các nhân tố góp phần tạo dựng nên hình ảnh doanh nghiệp, tạo dựng nên bản sắc riêng của văn hóa doanh nghiệp.

1. Văn hóa ứng xử tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp

Cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau có tác động lớn tới hiệu quả công việc và thành công của doanh nghiệp. Chỉ khi cách ứng xử trong tổ chức được mọi thành viên hưởng ứng và ủng hộ thì mới có thể thúc đẩy tinh thần, năng lực làm việc của mỗi người và phát huy tốt tính dân chủ. 

Tinh thần hợp tác, đoàn kết để cùng hoàn thành mục tiêu chung chính là “chất keo” gắn kết các thành viên với nhau. Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.

2. Văn hóa ứng xử tạo dựng bản sắc riêng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử là một phần không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp, do đó, xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ, chính là cách xây dựng, phát triển bản sắc văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


III. Những điều cần chú ý khi xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

1. Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên

Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên đúng chừng mực là vấn đề hiển nhiên mà ai cũng cần phải ghi nhớ. Sự tôn trọng, lễ độ của cấp dưới dành cho cấp trên được thể hiện thông qua một số yếu tố như sau:

– Cấp dưới cần biết cách thể hiện vai trò của mình trước cấp trên, phải hiểu được nhà quản lý trông mong gì ở mình để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.

– Cấp dưới cần nghiêm túc làm tốt công việc của mình, cần thể hiện cho cấp trên thấy được năng lực cũng như trình độ của mình, làm việc có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao.

– Cố gắng hoàn thành công việc được giao hiệu quả hơn sự kỳ vọng của cấp trên và sẵn sàng chấp nhận thử thách mới, không ngừng phát triển kỹ năng và làm việc với tinh thần đồng đội.

2. Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp

Mặc dù hiệu quả công việc là vấn đề được quan tâm hàng đầu nhưng không vì vậy mà xem nhẹ các mối quan hệ với đồng nghiệp. Nếu tạo được ấn tượng tốt và thiện cảm ngay từ phút ban đầu, sẽ rất có lợi cho công việc của cá nhân, cũng như mục tiêu chung của tập thể. Cơ sở lâu dài trong việc xây dựng tình bằng hữu trong nội bộ tổ chức tùy thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nghiệp và cơ chế cạnh tranh về lợi ích mà doanh nghiệp áp dụng.

Phương pháp quản lý con người như thế nào, xem điều gì là quan trọng trong đối nhân xử thế của ban lãnh đạo doanh nghiệp là tác nhân trực tiếp hình thành nên quan hệ đồng nghiệp, tin cậy nhau trong nội bộ. Bởi vì, xét cho cùng giao tiếp ứng xử trong doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là lời nói, cử chỉ mang tính xã giao mà còn là sự thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên phía trước.

3. Văn hóa ứng xử với công việc

Trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân được phân công phụ trách một lĩnh vực,  vì vậy việc xen vào công việc của người khác khi chưa có yêu cầu cần hỗ trợ sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy phiền phức và khó chịu.

Thực hiện công việc đúng tiến độ là cách cơ bản nhất để thể hiện trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. Mỗi nhân viên cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của mình để đảm bảo đúng với tiến độ của tổ chức. Lắng nghe để biết những gì mình chưa biết, để cải thiện kiến thức của bản thân, đồng thời phải nhận biết những mặt tích cực, mặt tiêu cực của một vấn đề.

Ngoài ra, mỗi nhân viên cần sẵn sàng đảm nhiệm thêm những thử thách mới và sáng tạo nhiều hơn mức mà cấp trên mong đợi, không tự hài lòng với công việc hiện tại, luôn tìm tòi những lĩnh vực mà mình cho rằng có thể làm tốt hơn.

Khi trình bày một vấn đề, cần đề xuất một số giải pháp trong khả năng có thể thực hiện được, tránh phàn nàn về các nguyên tắc không thể thay đổi, không nên đổ lỗi cho người khác khi lỗi do chính mình gây ra và phải đảm bảo sai lầm tương tự sẽ không bao giờ lặp lại.

IV. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn hiểu rõ cách ứng xử trong môi trường doanh nghiệp.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.


Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự