Báo cáo nhân sự là gì? Mẫu báo cáo nhân sự mới nhất

anh.ly@glints.com

[email protected]

May 17, 2023
báo cáo nhân sự

Báo cáo nhân sự là một phần không thể thiếu trong công tác quản lý tình hình Nhân sự. Dưới đây là các thông tin bạn cần biết về báo cáo tình hình nhân sự cũng như cách lập mẫu báo cáo nhân sự tiêu chuẩn. Hãy cùng Glints tìm hiểu ngay thôi nào.

I. Báo cáo nhân sự là gì?

Báo cáo nhân sự là khái niệm dùng để chỉ một phương pháp phân tích được sử dụng để hiển thị số liệu thống kê, thông tin chi tiết và chỉ số liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Mục đích của việc lập báo cáo nhân sự chính là cải thiện hiệu suất của lực lượng lao động, quy trình tuyển dụng và các quy trình nhân sự khác có liên quan.

Thông qua các số liệu định hướng của báo cáo nhân sự, bạn có thể phát hiện ra các xu hướng, xác định vấn đề kém hiệu quả, tận dụng điểm mạnh cũng như khắc phục một số điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp cho quá trình vận hành tổng thể trở nên hiệu quả hơn. 

>>> Tham khảo thêm: Những khó khăn trong lãnh đạo, quản lý nhân sự và cách giải quyết

>>> Tham khảo thêm: Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị nguồn nhân lực

>>> Tham khảo thêm: Cách quản lý nhân viên cứng đầu

>>> Tham khảo thêm: Xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay

>>> Tham khảo thêm: Hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả

II. Các nội dung cần có trong báo cáo nhân sự

Hiện nay, một bản báo cáo tình hình nhân sự thường gồm có 5 nội dung là: tổng quan tình hình nhân sự; tình hình đào tạo nhân sự; kết quả tuyển dụng; tình hình thu nhập của nhân sự; và tình hình chấp hành nội quy của nhân sự.

1. Báo cáo tổng quan tình hình nhân sự

Nội dung này cho phép bạn đánh giá và so sánh dữ liệu giữa những phòng ban, đơn vị khác nhau để có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động sử dụng nhân sự của doanh nghiệp. Mặt khác, khi bắt đầu báo cáo tình hình nhân sự, bạn cần cung cấp dữ liệu tổng hợp đến ban lãnh đạo để ban lãnh đạo có thể hình dung được bức tranh tổng thể và sau đó chuyển sang chi tiết.

Tổng số nhân viên (chính thức, thử việc, bán thời gian và đã nghỉ việc) hiện tại của doanh nghiệp; Tỷ lệ nhân viên rời tổ chức (tỷ lệ nhân viên rời tổ chức = số lượng nhân viên nghỉ việc / số lượng nhân viên trung bình trong năm hiện tại); Số lượng nhân sự cho từng vị trí/ nhiệm vụ công là các số liệu cơ bản cần phải có trong phần báo cáo tổng quan tình hình nhân sự.

2. Báo cáo tình hình đào tạo nhân sự

Nội dung báo cáo tình hình đào tạo nhân sự cần trình bày được 2 phần thông tin chính: chi phí và hiệu quả của công tác đào tạo nhân viên. Từ 2 thông tin này, ban lãnh đạo có thể tìm hiểu được mức độ đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn của nhân sự trong tổ chức và tính toán chi phí đào tạo dành cho một nhân viên (bao gồm các khoản phí: thuê chuyên gia, thuê người hướng dẫn, giáo trình, phương tiện, thiết bị, v.v.).

Tuyển dụng nhân sự thành công không hề dễ dàng. Hãy để Glints giúp bạn!


3. Báo cáo kết quả tuyển dụng của toàn doanh nghiệp và từng phòng ban

Đây là một trong những nội dung báo cáo quan trọng nhất giúp doanh nghiệp cải thiện các chiến lược tuyển dụng và tăng tỷ lệ chuyển đổi ứng viên trên số lượng CV thu về. Nội dung báo cáo kết quả tuyển dụng giúp đo lường, phân tích và thấu hiểu nhiều biến số liên quan đến hoạt động tuyển dụng.

– Thống kê tổng số CV ứng tuyển thu được sau mỗi đợt tuyển dụng. Từ số lượng CV này, bạn sẽ thấy được hiệu quả của các chiến dịch tuyển dụng mà doanh nghiệp đang thực hiện. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa hay thiếu CV.

– Thống kê tỷ lệ giữa ứng viên đạt yêu cầu và tổng số hồ sơ hợp lệ. Căn cứ vào số liệu này, bạn sẽ đánh giá được hiệu quả của các nguồn thu nhận CV. Từ đó, giảm bớt các nguồn nhận CV kém hiệu quả.

4. Báo cáo tình hình thu nhập của nhân sự

Mục đích của việc lập báo cáo thu nhập nhân sự là giúp cho doanh nghiệp nhận định được mức tăng trưởng thu nhập theo thời gian, cũng như tiền lương của nhân viên, bao gồm những số liệu: Lương cơ bản; Tăng ca; Thưởng; Nghỉ có lương; Các khoản khấu trừ trong bảng lương.

Bằng việc hiểu rõ tình hình lương thưởng nhân sự, doanh nghiệp có thể xây dựng được chế độ lương thưởng phù hợp nhằm thu hút và đảm bảo giữ chân người tài và bên cạnh đó, có thể tuân thủ quy định của Luật lao động hiện hành.

5. Báo cáo tình hình chấp hành nội quy của nhân sự

Báo cáo tình hình nhân sự về thực trạng chấp hành nội quy, quy định tổ chức giúp bạn nắm được:

– Số lượng, tỷ lệ nhân viên vi phạm quy chế của từng bộ phận theo các mức độ vi phạm.

– Tính toán các sai phạm về thời gian đi làm của đội ngũ nhân viên giữa các phòng ban. Từ đó, đưa ra các phương án khắc phục và quản trị thích hợp.

– Số lượng và tỷ lệ nhân viên nghỉ làm (do ốm đau, chuyện cá nhân,…) để tìm ra được nguyên nhân và cách cải thiện.

III. Mẫu báo cáo nhân sự mới nhất hiện nay

Dưới đây là mẫu báo cáo nhân sự mới nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo để áp dụng vào công việc thực tế hoặc nhấn TẢI VỀ.

IV. Kết luận

Glints mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp bạn và doanh nghiệp của mình hiểu rõ báo cáo nhân sự là gì? và bao cáo nhân sự bao gồm những gì và mẫu báo cáo nhân sự mới nhất.

Các bạn có thể truy cập vào Glints Blog và trang FaceBook “Glints for Employers VietNam” để xem thêm những bài viết khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng. 

Liên hệ trực tiếp Glints trên Zalo để được tư vấn trực tiếp về các giải pháp tuyển dụng thông minh của Glints.

Để nhận tất cả những thông tin và ưu đãi mới nhất từ Glints, bạn vui lòng đăng ký tham gia bản tin của Glints. Xin cám ơn.

Đăng ký nhận thông tin
Đăng ký để nhận những thông tin và kiến thức mới nhất trong ngành về Tuyển dụng, Phát triển doanh nghiệp và Quản trị nhân sự